F-22 bị tóm sống khi âm thầm bay qua Syria

Tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ vừa bị phát hiện khi đang âm thầm bay qua không phận Syria với mục đích không rõ ràng.

"Tình huống F-22 lộ diện trên màn hình radar khi nó đang được KC-135 tiếp nhiên liệu trên không phận phía đông-bắc thành phố Raqqa của Syria hôm 29/7", Defence Blog dẫn nguồn tin quân sự tại Syria cho biết.

Tiêm kích F-22.

Tiêm kích F-22.

Hiện Mỹ và Nga vẫn chưa có bình luận chính thức nào về phát hiện nói trên. Nhưng theo giải thích của báo Mỹ, thông tin về việc các chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ cứ sau mỗi chuyến bay tốc độ cao lại phải phủ lại lớp sơn tàng hình đã không còn là điều gì quá xa lạ. Và rất có thể, chiếc F-22 bị lộ diện không đảm bảo đúng quy trình đó nên việc bị phát hiện đã xảy ra.

Việc không thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng lớp phủ tàng hình đã khiến máy bay chiến đấu F-22 và F-35 không đảm bảo tình trạng sẵn sàng chiến đấu trên 80% theo quy định. Khó khăn với máy bay F-35 là khoang cabin lái và phụ tùng thay thế. Lớp phủ tàng hình trên kính lái của máy bay F-35 không đảm bảo chất lượng, dễ bong tróc khiến việc bảo trì phải tiến hành nhiều hơn dự kiến.

Hiện tại, thời gian trung bình để bảo dưỡng mỗi máy bay F-35 cần tới 6 tháng hay 188 ngày. Con số này cao hơn nhiều so với con số quy định là 60-90 ngày. Vấn đề càng khiến Mỹ lo lắng bởi khi bay ở tốc độ cận âm và ở tốc độ chớm vượt tường âm thanh, phần thân vỏ của F-35 vẫn hoàn toàn bình thường.

Nhưng ngay khi vượt ngưỡng Mach 1,2 (gấp 1,2 lần tốc độ âm thanh), lớp phủ tàng hình của chiếc tiêm kích này bắt đầu bị đốt cháy và khiến F-35 hiện rõ trên màn hình của những hệ thống radar không được thiết kế để bắt mục tiêu tàng hình.

Trong khi đó, các máy bay F-22 đang có vấn đề với việc duy trì lớp phủ tàng hình để hoạt động. Lý do này khiến số lượng các máy bay F-22 ở chế độ sẵn sàng chiến đấu không đảm bảo so với yêu cầu. Đây chính là lý do khiến radar Nga có thể nhìn thấy được tiêm kích tàng hình Mỹ.

Giải thích của báo Mỹ khá rõ ràng nhưng theo giới quân sự Nga, ngay cả khi F-22 và F-35 trong tình trạng tốt nhất, việc phát hiện và theo sát những tiêm kích này hoàn toàn nằm trong khả năng của phòng không Nga, kể cả những hệ thống radar như Struna-1 đang được triển khai ở Syria cũng đủ sức làm điều đó.

Đây chính là lý do khiến phòng thủ Nga đã nhiều lần phát hiện F-35 của Anh bay lượn sát bờ biển Syria, F-22 Mỹ từng xuất hiện tại Syria và F-35I không kích mục tiêu quân sự tại Syria.

Radar Struna-1 vừa được nhắc đến có khả năng vô hiệu hóa lớp phủ chống radar trên các mục tiêu, đây là lớp phủ có tác dụng làm tiêu tan sóng vô tuyến. Hệ thống radar này cho phép phát hiện không chỉ những máy bay tàng hình mà còn những mục tiêu tàng hình khác như tàu lượn và các tên lửa hành trình.

Hệ thống radar này đặc biệt hữu ích khi sử dụng để tìm kiếm các mục tiêu bay ở độ cao thấp. Struna-1 có thể theo dõi và phát hiện được các mục tiêu ở độ cao thấp mà nhiều hệ thống radar bình thường không thể phát hiện được.

Ngoài ra, khí tài này tiêu tốn và phát ra ít năng lượng, điều này cũng làm cho nó khó bị phát hiện bởi các loại vũ khí chống radar của đối phương. Đây được coi là lý do khiến F-35 và F-22 không thể phát hiện mình đang bị theo sát khi hoạt động gần Syria.

Đan Nguyên

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-22-bi-tom-song-khi-am-tham-bay-qua-syria-3385197/