EVNCPC đạt nhiều giải thưởng về sáng tạo khoa học kỹ thuật

Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ 15 có 29 cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia. Ban tổ chức đã chọn 40/68 giải pháp đưa vào chấm thi.

Ngày 18/11/2020, tại TP Đà Nẵng diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ 15 (2018 – 2019); Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2019 và Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 15.

Chương trình do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP Đà Nẵng phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ, Sở Giáo dục & Đào tạo, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng và Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức.

Theo Báo cáo tổng kết của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng, tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15, thành phố Đà Nẵng có 7 giải pháp đoạt giải tại Hội thi. Trong đó, các nhóm tác giả thuộc EVNCPC đạt 2 giải Ba, là các giải pháp “Phân tích độ tin cậy cung cấp điện tự động từ sự kiện mất điện công tơ” của nhóm tác giả Huỳnh Thảo Nguyên, Hồ Vũ Kiên, Phan Quang Tú, Nguyễn Công Minh (PC Đà Nẵng) và giải pháp “Nghiên cứu, chế tạo thiết bị giám sát và điều khiển dao cách ly, dao cắt có tải từ xa thông qua hệ thống Scada” của nhóm tác giả Hà Đức Tường Quân – Trần Dũng – Thái Thành Nam (CPC EMEC).

Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ 15 có 29 cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia. Ban tổ chức đã chọn 40/68 giải pháp đưa vào chấm thi. UBND thành phố Đà Nẵng trao giải cho 27 giải pháp, bao gồm 4 giải Nhất, 4 giải Nhì, 10 giải Ba và 9 giải Khuyến khích. Trong đó, các tác giả, nhóm tác giả thuộc EVNCPC đạt nhiều giải cao tại Hội thi.

Các điều độ viên PC Đà Nẵng đang theo dõi vận hành hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối tại Trung tâm điều khiển.

Các điều độ viên PC Đà Nẵng đang theo dõi vận hành hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối tại Trung tâm điều khiển.

Giải pháp “Nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển phụ tải từ xa phục vụ chương trình quán lý nhu cầu điện – DSM” của nhóm tác giả Trần Dũng, Thái Thành Nam, Hà Đức Tường Quân (CPC EMEC) đạt giải Nhất.

Giải pháp “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả chỉ báo đường đi sự cố nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện phân phối thông minh tại thành phố Đà Nẵng” của nhóm tác giả Đinh Thành Việt (Đại học Đà Nẵng) - Ngô Tấn Cư (EVNCPC) - Hoàng Đăng Nam và Võ Văn Phương (PC Đà Nẵng) đạt giải Nhì.

PC Đà Nẵng còn có 2 giải pháp cùng đạt giải Ba: Giải pháp “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện phân phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng” của nhóm tác giả Võ Văn Phương – Lê Văn Phú – Nguyễn Hoàng Nhân – Lê Hoài Sơn và giải pháp “Phân tích độ tin cậy cung cấp điện tự động từ sự kiện mất điện công tơ “ của nhóm tác giả Huỳnh Thảo Nguyên, Hồ Vũ Kiên, Phan Quang Tú, Nguyễn Công Minh.

Giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các khối lọc cảm ứng, điều khiển và bảo vệ PF.01, FC.01, FR.01 và hiệu chỉnh kỹ thuật đo dùng để kết hợp với thiết bị đo chuyên dụng khi đo thông số kỹ thuật các đường dây 110kV, 220kV và 500kV chịu ảnh hưởng của điện áp nhiễu cảm ứng cao’’ của nhóm tác giả Hoàng Thanh Vân – Nguyễn Văn Thiện – Đặng Quốc Khanh (CPC ETC) đạt giải Khuyến khích.

Về Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2019, Ban Tổ chức Trung ương nhận được 93 công trình của các tỉnh, thành phố dự thi. Trong đó, thành phố Đà Nẵng gửi dự thi 8 công trình; kết quả, có 4 công trình đạt giải.

Trong số đó, từ EVNCPC, có giải pháp “Nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển phụ tải từ xa phục vụ chương trình quán lý nhu cầu điện – DSM” của nhóm tác giả Trần Dũng và các cộng sự tại CPCEMEC đạt giải Nhì; 02 giải pháp đồng giải Ba: Giải pháp “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả chỉ báo đường đi sự cố nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện phân phối thông minh tại thành phố Đà Nẵng” của nhóm tác giả Đinh Thành Việt (Đại học Đà Nẵng) - Ngô Tấn Cư (EVNCPC) - Hoàng Đăng Nam, Võ Văn Phương (PC Đà Nẵng) và giải pháp “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối thông minh tại thành phố Đà Nẵng” của nhóm tác giả Võ Văn Phương – Lê Văn Phú – Nguyễn Hoàng Nhân – Lê Hoài Sơn (PC Đà Nẵng).

Đáng chú ý, Sáng kiến “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động lưới điện phân phối thông minh thành phố Đà Nẵng” nhằm xây dựng giải pháp kỹ thuật công nghệ, giải pháp tổ chức để xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối thông minh thành phố Đà Nẵng. Qua đó, nâng cao hiệu quả vận lưới điện phân phối theo lộ trình xây dựng lưới điện thông minh đã được phê duyệt, cụ thể là nghiên cứu về lưới điện thông minh và định hướng triển khai xây dựng lưới điện thông minh của Việt Nam.

Công trình nghiên cứu giải pháp kỹ thuật công nghệ, giải pháp tổ chức để xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện, với chức năng chính là tự động xác định vùng sự cố hư hỏng trên lưới điện, tự động cô lập vùng lưới điện bị sự cố và tự động khôi phục cung cấp điện cho khách hàng, ứng dụng kết quả nghiên cứu để triển khai xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối thông minh thành phố Đà Nẵng.

Công trình được triển khai áp dụng thành công ở PC Đà Nẵng, đưa công ty trở thành đơn vị đầu tiên cả nước trong việc đưa hệ thống này vào hoạt động ở chế độ hoàn toàn tự động.

Khi có sự cố xảy ra trên lưới điện phân phối thành phố Đà Nẵng, hệ thống tự động hóa sẽ được kích hoạt và hoạt động một cách hoàn toàn tự động mà không cần phải có sự can thiệp của nhân viên vận hành lưới điện. Hệ thống tự động hóa sẽ tự động tính toán, phân tích và xác định vùng lưới điện bị sự cố, tự động gửi tín hiệu đi điều khiển các thiết bị đóng cắt trên lưới điện để cô lập vùng lưới điện này. Từ khi có hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối, khi có sự cố trên lưới điện, các khách hàng chỉ bị mất điện trong thời gian hệ thống tự động hóa hoạt động (11 giây – 22 giây), giảm rất nhiều so với khi chưa triển khai hệ thống này (30 phút – 45 phút).

Hiền Anh

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truong-khcn/evncpc-dat-nhieu-giai-thuong-ve-sang-tao-khoa-hoc-ky-thuat-274497.html