EVFTA: 'Lực hút' FDI để ngành dệt may bù đắp nguồn cung thiếu hụt

Theo đại diện Vitas, 3 năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp EU đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam để đón đầu các cơ hội mà hiệp định EVFTA mang lại.

Ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra đột phá về năng suất lao động cho ngành dệt may. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Không chỉ mở ra nhiều cơ hội về thịtrường mà hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sẽ tạo ra lựchút để ngành dệt may Việt Nam đón cơ hội đầu tư nhiều hơn từ các doanh nghiệpchâu Âu.

Đây là chia sẻ của ông Vũ Đức Giang,Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tại tọa đàm “Ngành dệt may Việt Namtrước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu,” do Cổng Thông tin điện tửChính phủ tổ chức ngày 2/8.

Thị trường trọng điểm của dệt may

Thông tin thêm, theo ông Vũ ĐứcGiang, ngành dệt may đặt ra mục tiêu xuất khẩu năm 2019 đạt khoảng 40 tỷ USD,trong đó thị trường Mỹ chiếm 42%, tiếp đến là EU với thị phần khoảng 21,5%, NhậtBản chiếm 19,5%, Hàn Quốc chiếm 14%...

Dù đứng thứ 2, song theo ông, EU vẫnlà thị trường có tính chiến lược, trọng điểm và lâu dài của ngành dệt may ViệtNam vì dòng hàng vào EU có giá trị gia tăng cao hơn một số nước khác. Bên cạnhđó, EU cũng là thị trường có mối quan hệ truyền thống, ổn định với doanh nghiệpViệt Nam.

Đặc biệt, người tiêu dùng châu Âucũng có những lựa chọn khắt khe hơn và đây sẽ là lợi thế cho Việt Nam khi xuấtkhẩu các mặt hàng cao cấp.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị ThuTrang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCI) cũng đánh giá rất cao hiệp định thương mại tự do được ký vơíEU, bởi không chỉ là thị trường lớn mà EU còn rất hấp dẫn cho doanh nghiệp xuấtkhẩu.

Dẫn số liệu nghiên cứu mới đây, đạidiện VCCI cho hay, trong năm 2018, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU đạtcon số 5,6 tỷ USD, song cũng chỉ chiếm 2,02% tổng nhập khẩu của EU đối với mặthàng này.

Vì vậy theo bà Trang, đây sẽ là dư địarất lớn cho dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

- Xuất khẩu dệt may vào một số thịtrường trong 7 tháng:

Bù đắp nguồn cung thiếu hụt

Mặc dù cơ hội rất lớn, song ở góc độvĩ mô, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (BộCông Thương) cũng chỉ ra những thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam khitham gia các hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới.

Dẫn chứng từ việc dịch chuyển nhanhvà mạnh của nhà đầu tư thời gian vừa qua, ông Thái cho rằng, nếu không thành lậpđược chuỗi cung ứng bền vững thì chắc chắn sẽ khó “níu chân” được doanh nghiệpngoại.

Với thực tế ở Việt Nam, ông Thái chiasẻ thêm, khi chi phí lao động tăng lên hoặc môi trường đầu tư không hấp dẫn, chắcchắn nhiều nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sang các nước khác.

“Do vậy, việc tạo ra một thị trườngmang tính ổn định rõ ràng sẽ giúp chúng ta có điều kiện đầu tư và tham gia chuôĩcung ứng sâu hơn và giá trị tạo ra cũng lớn hơn,” ông Lương Hoàng Thái nói.

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đangđứng vị trí thứ 3 về xuất khẩu dệt may chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng để khẳngđịnh được vị thế hiện nay, theo ông Vũ Đức Giang, các cơ quan chức năng cần hoạchđịnh chiến lược về phát triển các khu công nghiệp, phát triển nguồn cungthiếu hụt cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu để có thể đáp ứng các điêùkhoản của hiệp định thương mại tự do.

Nhấn mạnh về EVFTA, ông Giang cho rằng,hiệp định sẽ tạo ra lực hút rất lớn trong việc thu hút đầu tư. Thể hiện rõ nhấtlà trong 3 năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp EU đầu tư vào lĩnh vực nguyênphụ liệu dệt may của Việt Nam để đón đầu các cơ hội mà hiệp định mang lại.

Quan trọng hơn, việc đầu tư từ châuÂu cũng giúp ngành dệt mayViệt Nam có thể bù đắp nguồn cung thiếu hụt ở trong nước.

Đại diện Vitas cho biết thêm, tronglĩnh vực dệt may, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượngtái tạo cho mục đích xanh, sạch. Thậm chí, trong lĩnh vực dệt nhuộm, nhiêùdoanh nghiệp không cần đến nước mà sử dụng hơi để sản xuất qua đó bảo vệ môitrường tốt hơn.

“Thực tế là giá trị xuất khẩu dệt mayluôn duy trì tăng trưởng 2 con số với giá trị thăng dư ngày càng cao,” ông Vũ ĐứcGiang chia sẻ.

Nguồn: Đức Duy/vietnamplus.vn

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/evfta-%E2%80%98lyc-hut%E2%80%99-fdi-de-nganh-det-may-bu-dap-nguon-cung-thieu-hut-2019080508182267p2c20.htm