EU viện trợ 5 triệu euro cho 4 tỉnh Việt Nam tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước khí hậu

Ngày 27/5/2022 – Chính phủ Việt Nam cùng bốn tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã tổ chức một buổi lễ triển khai chính thức Hỗ trợ kỹ thuật của Dự án 'Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước khí hậu tại bốn tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam' (gọi tắt là Dự án Bốn tỉnh Bắc Trung bộ) với mục đích giảm mức độ dễ bị tổn thương của năm đô thị trước thiên tai.

Sự kiện khởi động chính thức này, với sự tham dự của Đại sứ Pháp tại Việt Nam – Ngài Nicolas Warnery và Đại sứ Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam – Ngài Giorgio Aliberti, đánh dấu sự khởi đầu của quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác của dự án, không chỉ nhằm đảm bảo sự thành công của dự án mà còn để tăng cường sự bền vững của các hoạt động và năng lực ứng phó trước biến đổi khí hậu của các cơ quan chính quyền địa phương.

Được tài trợ bằng một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu euro của Liên minh Châu Âu (EU) và một khoản vay ODA trị giá 123 triệu euro của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và 28 triệu euro vốn đối ứng, dự án Bốn tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ hỗ trợ cho năm đô thị trong khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam, cụ thể: thị trấn Phát Diệm tỉnh Ninh Bình, thị trấn Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa, thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An, thị trấn Hương Khê và Thạch Hà tại tỉnh Hà Tĩnh.

Dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước khí hậu tại bốn tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam" (gọi tắt là Dự án Bốn tỉnh Bắc Trung bộ) với mục đích giảm mức độ dễ bị tổn thương của năm đô thị trước thiên tai.

Dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước khí hậu tại bốn tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam" (gọi tắt là Dự án Bốn tỉnh Bắc Trung bộ) với mục đích giảm mức độ dễ bị tổn thương của năm đô thị trước thiên tai.

Dự án có mục tiêu chính nhằm tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi của các đô thị trước hệ quả của thiên tai và trước tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.

Các vấn đề thích ứng và giảm thiểu hiện là trọng tâm trong các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, quốc gia vốn bị tác động rất mạnh trước hệ quả của biến đổi khí hậu. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã phân bổ nhiều nguồn lực quan trọng để giải quyết các vấn đề trên, nhưng những thách thức vẫn còn rất lớn và do vậy, sự hỗ trợ của quốc tế, như hỗ trợ của Chính phủ Pháp và của Phái đoàn Liên minh Châu Âu, là rất cần thiết.

Trong lĩnh vực đô thị, những thách thức về biến đổi khí hậu thường kết hợp với những thách thức của quá trình tăng trưởng nhanh. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, dân số đô thị dự kiến sẽ tăng từ 37 triệu người vào năm 2020 lên 47 triệu người vào năm 2030, và hiện nay, do việc tiếp cận với những dịch vụ cơ bản như vệ sinh môi trường, tiêu thoát nước và chất lượng nước trong các đô thị địa phương vẫn còn kém, nên cần khẩn trương cải thiện các cơ sở hạ tầng này. Năng lực của các đô thị trong quản lý dự án, khai thác cơ sở hạ tầng đô thị và quản lý đô thị cũng cần phải được tăng cường để cải thiện khả năng chống chịu, phục hồi trước biến đổi khí hậu.

Hợp phần đầu tư của dự án Bốn Tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ cho phép xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị cần thiết để tiêu thoát nước và bảo vệ đô thị trước ngập úng, cải thiện vệ sinh môi trường và dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý rác thải rắn. Song song với đó, hỗ trợ kỹ thuật sẽ cho phép củng cố tính bền vững của dự án thông qua tăng cường năng lực cần thiết để khai thác và duy tu bảo dưỡng liên tục các trạm xử lý nước thải và các công trình khác. Dịch vụ này cũng hỗ trợ nâng cao hiểu biết về những tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu tại các đô thị và sẽ tổ chức các chương trình đào tạo, xây dựng công cụ và đưa ra những khuyến nghị về kế hoạch đầu tư, quản lý đô thị cho các cơ quan chính quyền địa phương.

Đại sứ của Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti, đã khẳng định: "Trong những năm vừa qua, rất nhiều khu vực miền Trung Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bão lũ và ngập úng, dẫn đến nhiều thiệt hại lớn về con người và tài sản trong các khu vực nông thôn và đô thị. Khi các đô thị vẫn luôn tiếp tục mở rộng, thì thích ứng với biến đổi khí hậu trở nên thiết yếu để đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển này. Nếu việc đầu tư các cơ sở hạ tầng đô thị mới trong khuôn khổ dự án Bốn Tỉnh Bắc Trung Bộ là chìa khóa để tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi, thì tăng cường năng lực cũng như vậy.

Được chính những cơ quan chính quyền địa phương triển khai, các hoạt động của dự án sẽ cải thiện tính bền vững dài hạn, thông qua việc tăng cường năng lực điều phối và truyền thông, phát triển hệ thống thông tin và quản lý rủi ro, đồng thời hỗ trợ các hoạt động khai thác và duy tu bảo dưỡng. Điều này hoàn toàn nằm trong các ưu tiên của Liên minh Châu Âu về lĩnh vực đô thị bền vững".

Ông Hervé Conan, Giám đốc của AFD tại Việt Nam, cũng chia sẻ thêm: "Dự án này phù hợp với chiến lược của AFD tại Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ triển khai Thỏa thuận Paris, đặc biệt thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi của các đô thị và địa phương dễ bị tổn thương, hỗ trợ các cam kết mà Việt Nam đã đưa ra nhân hội nghị COP 26. Việc kết hợp một khoản vay của AFD với một khoản viện trợ không hoàn lại của Liên minh Châu Âu là một lợi thế lớn cho sự thành công của dự án và cho sự bền vững của các cơ sở hạ tầng đô thị".

Phạm Lý

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/eu-vien-tro-5-trieu-euro-cho-4-tinh-viet-nam-tang-kha-nang-chong-chiu-phuc-hoi-truoc-khi-hau-169241.html