Eric Cantona và cú kungfu thay đổi lịch sử MU

25 năm trước, Eric Cantona gây chấn động thế giới với cú kungfu trên sân Selhurst Park. Tuy nhiên, khoảnh khắc đó chính là khởi đầu cho sự vĩ đại của Sir Alex và 'Thế hệ 1992'.

Eric Cantona chỉ khoác áo Man United trong vỏn vẹn 4 năm rưỡi. Ở giai đoạn này, tiền đạo người Pháp gây ấn tượng với 81 bàn thắng trong 179 trận, giành 4 chức vô địch Ngoại hạng Anh và 2 FA Cup. Tuy nhiên, di sản mà anh để lại là chiếc áo số 7 huyền thoại, màn ăn mừng ngạo nghễ với cổ áo dựng và cú kungfu đầy tai tiếng.

Vượt qua mọi quy chuẩn, thành công của Cantona mở ra sự vĩ đại cho Sir Alex Ferguson và đưa "Thế hệ 1992" với Ryan Giggs, David Beckham, Nicky Butt, Paul Scholes, hai anh em nhà Neville đi vào lịch sử Man United.

Cú kungfu thảm họa

Ngày 25/1/1995, Cantona chuẩn bị rời sân sau chiếc thẻ đỏ có phần “khắc nghiệt” từ trọng tài Alan Wilkie vì lỗi phản ứng khi liên tục bị trung vệ của Crystal Palace, Richard Shaw chơi xấu. Ức chế của Cantona đang lên đến đỉnh điểm, thì gã CĐV Matthew Simmons chạy từ hàng ghế thứ 11 xuống sát đường piste và hét to: "Cút về Pháp đi".

Ngay lập tức, Cantona song phi vào thẳng ngực Simmons, kèm theo nhiều cú đấm liên hoàn. Sự việc diễn ra trong vỏn vẹn 10 giây, nhưng thay đổi số phận của Man United và Ngoại hạng Anh.

 Cú kungfu đi vào lịch sử của Eric Cantona.

Cú kungfu đi vào lịch sử của Eric Cantona.

Trong phòng thay đồ của Man United ở sân Selhurst Park, Ferguson lao về phía Cantona với “thái độ giận dữ chưa từng thấy” rồi đột nhiên dừng lại. Có vẻ như tượng đài Man United vừa nhận thức được sự điên rồ của những gì ông vừa nói ra. Sự thật là Ferguson chỉ biết cười.

Tất nhiên, đó là tiếng cười của sự hoài nghi dù Ferguson và Man United đều nhận ra sự tồi tệ chuẩn bị xảy ra như thế nào. Ferguson trở về Manchester, không thể ngủ được cho tới 5h hôm sau và buộc phải xem lại trận hòa 1-1 với Crystal Palace. Ông ngồi đó, cảm thấy “kinh hoàng” khi chứng kiến lại sự việc.

Nếu bản chất giật gân của khoảnh khắc đó rất khó để có thể được ghi nhớ ở thời điểm 25 năm trước thì bây giờ nó gần như ngược lại. Cú kungfu của Cantona đã trở thành một phần của văn hóa bóng đá đến mức nghiêm trọng và cũng là hành vi phạm tội.

Ngay cả Ferguson cũng thừa nhận có cảm giác sẽ để Cantona ra đi. Luật sư Maurice Watkins khuyên sự cố như vậy có thể làm ảnh hưởng đến bất kỳ vụ kiện pháp lý nào. Về phần mình, Man United biết sự cố không chỉ nằm ở phạm vi cầu thủ mà còn liên quan tới chuẩn mực đạo đức của CLB. Họ đã đưa ra thông điệp đúng đắn.

Sau buổi họp, Man United quyết định cấm Cantona thi đấu 4 tháng. Trong khi đó, phần còn lại của bóng đá thế giới yêu cầu phải loại bỏ tiền đạo người Pháp. Hành động nhanh chóng và nghiêm trọng này là đủ để khiến FA không cần phạt thêm, nhưng Cantona vẫn bị triệu tập vì đã phá hoại trận đấu. Trong phiên điều trần đó, Giám đốc của CLB Oldham đưa ra câu hỏi: "Cậu có phải là chuyên gia kungfu không?".

Tiếng cười vang lên. Cantona cảm thấy bối rối, nên Ferguson phải trả lời hộ rằng không phải như vậy. Song không có tiếng cười nào khi FA tăng án phạt thêm 4 tháng. Ferguson rất tức giận khi nghe quyết định. Hầu hết ý kiến đều muốn loại bỏ Cantona khỏi bóng đá. Lúc đó, Cantona giữ im lặng, nhưng không phải theo cách thông thường.

Luật sư Maurice Watkins cho biết Cantona “chịu áp lực rất lớn”. Lời khẳng định đó được đưa ra trong cuộc họp báo sau khi đề xuất ngồi tù 2 tuần với Cantona được giảm xuống còn 120 giờ lao động công ích. Tòa án được coi là rạp xiếc truyền thông. Đó là một trong nhiều điều không thể nghi ngờ đã thúc đẩy khoảnh khắc nổi tiếng nhất ở cùng cuộc họp báo.

Thật khó để tự hỏi phản ứng sẽ thế nào nếu sự cố tương tự diễn ra trong thời đại kỹ thuật số ngày nay. Lúc ấy, khán giả được biết đến nó qua lời của bình luận viên Des Lynam trên sóng truyền hình BBC.

"Hai trận đấu lớn của Ngoại hạng Anh diễn ra vào tối nay, và một trong số đó được chứng kiến khoảnh khắc phi thường nhất của giải đấu này", BLV Des Lynam tường thuật.

Đó là thời đại của truyền hình đen trắng và được đại diện bởi sự kỳ lạ của Cantona ở Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên, sự cố này chưa từng xảy ra ở giải đấu và theo lời kể của Paul Paker là “rất điên rồ”. Nó cũng kinh ngạc đến nỗi làm lu mờ sự điên rồ của những gì xảy ra tiếp theo. Chính pha kungfu của Cantona tạo ra phản ứng dây chuyền, điều mà Ferguson gọi là “chuỗi thảm họa”.

Câu chuyện diễn ra tại Selhurst Park được kể lại rất rõ. Tuy nhiên, những gì nó gây ra có lẽ còn thú vị và liên quan hơn. Đó không phải là những câu chuyện của Cantona mà thuộc về Ferguson. Ông thể hiện ý chí, tầm nhìn, khả năng thích ứng và thần kinh thép tuyệt đối, thứ đang biến mất tại Old Trafford. Đó cũng là khoảng thời gian mà ông thực hiện nhiều sự thử nghiệm hơn nữa, nhất là khi đã bán 3 trụ cột của Man United là Paul Ince, Andre Kanchelskis và Mark Hughes.

"Thế hệ 1992" và màn trở lại của King Eric

Ferguson bắt đầu đi tìm linh hồn cho lối chơi của Man United và phân tích mọi quyết định chỉ để thuyết phục bản thân rằng ông đã đúng. Ferguson vẫn còn lý trí. Trong khi đó, tương lai Cantona là vấn đề lớn cuối cùng của năm 1995 mà ông phải đối mặt.

"Eric muốn ra đi", Chủ tịch Edwards gửi tin nhắn cho Ferguson. Tiền đạo người Pháp cảm thấy chán nản. Thực tế, án phạt còn cấm cả Cantona đá tập. Inter thể hiện sự quan tâm và anh đã sẵn sàng. Ferguson có thể đồng cảm và hiểu được hoàn cảnh khó khăn của Cantona. Ông chuẩn bị sẵn tâm lý cho điều đó đến khi nghe bà vợ Cathy nói Cantona chưa từ bỏ.

Ferguson đã ngồi sau tay lái người đại diện của Cantona trên chiếc Harley Davidson. Đó là nhiệm vụ giải cứu di sản của Man United, và điều quan trọng nhất với ông. "Mối quan tâm chính đối với Ferguson là không muốn sự cố đó kết thúc sự nghiệp của Eric ở Man United", Chủ tịch Edwards tiết lộ.

Ferguson quyết tâm lấy lại động lực thi đấu cho Cantona. Trong một nhà hàng tại Paris, ông kể lại cuộc trò chuyện với bà vợ Cathy cho Cantona nghe. Điều đó thay đổi quyết định của tiền đạo người Pháp.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ Cantona sẽ ra đi vì tôi hiểu anh ấy yêu CLB đến mức nào", Paul Paker khẳng định. "Hơn bất kỳ điều gì, đó là mối quan hệ của anh ấy với Ferguson. Lúc này, HLV duy nhất có mối quan hệ như thế với các cầu thủ là Juergen Klopp. Ông ấy là sự khác biệt".

Eric Cantona cùng Alex Ferguson nâng tầm Man United.

250 ngày sau sự cố Selhurst Park, Cantona trở lại sân cỏ và nhảy về phía đám đông CĐV thêm một lần nữa, nhưng đó là màn ăn mừng. Anh ghi bàn với sút phạt đền quyết định của trận đấu, giúp Man United cầm hòa 2-2 trước Liverpool. Khoảnh khắc đó mang tính biểu tượng và là sự ngạo nghễ. Tuy nhiên, Cantona phải mất vài tháng để lấy lại phong độ.

Đây là giai đoạn mà dàn cầu thủ trẻ Man United đã tỏa sáng. David Beckham, Nicky Butt, Gary Neville, Phil Neville và Paul Scholes bắt đầu thể hiện tài năng cùng với Ryan Giggs. Có quan điểm sự vắng mặt của Cantona ở mùa giải 1994/95 đã trao cơ hội cho họ và giúp họ làm quen với áp lực.

Đối với Ferguson, đây là “giấc mơ”, nhưng cũng là kế hoạch được thực hiện từ lâu. Năm 1993, ông tuyên bố: "Tôi có 7-8 đứa trẻ kiên nhẫn chờ đợi cơ hội, những cầu thủ trước ngưỡng cửa của khoảnh khắc lớn. Tôi tin đó là giấc mơ có thể thực hiện được".

Thực tế Man United vẫn gặp nhiều khó khăn khi cố gắng vượt qua Newcastle để dẫn đầu bảng xếp hạng. Thậm chí, họ đã tụt xuống vị trí thứ 3 ở thời điểm giữa tháng 1, sau trận hòa 0-0 trước Aston Villa. Họ cần chất xúc tác. Đó phải là Cantona. Và đây là “sự trở lại của nhà Vua”.

Chính Cantona đã ghi bàn duy nhất để giúp Man United giành chiến thắng 1-0 trước Newcastle vào ngày 4/3/1996. Đó là một trong 9 trận mà tiền đạo người Pháp ghi bàn quyết định. Thậm chí, 5 trong số đó là những chiến thắng 1-0 của Man United. Đến trận chung kết FA Cup 1996, Cantona với tấm băng đội trưởng, đã ghi bàn duy nhất để giúp Man United giành chiến thắng 1-0 trước Liverpool và lên ngôi vô địch.

Cùng với "Thế hệ 1992", Cantona còn giành được thêm 2 chức vô địch Ngoại hạng Anh liên tiếp. Khi đăng quang ở mùa giải 1995/96, Cantona ghi 14 bàn và 10 kiến tạo, "Thế hệ 1992" ghi 30 bàn. Đến mùa giải 1996/97, Cantona trở thành đội trưởng chính thức, dẫn dắt "Thế hệ 1992" tiến lên phía trước và giúp Man United bảo vệ thành công chức vô địch. Trong đó, Cantona ghi 11 bàn và 12 kiến tạo,"Thế hệ 1992" ghi 20 bàn.

Sau này, chính Cantona đã thừa nhận: "Thật đặc biệt khi giành được cú đúp ngay trong mùa đầu tiên thi đấu với ‘Thế hệ 1992’. Đó là thế hệ đáng kinh ngạc. Việc giành chiến thắng với những cầu thủ do CLB tự đào tạo cũng là điều quan trọng như những gì diễn ra ở Barca".

Eric Cantona và "Thế hệ 1992" của Man United ăn mừng chức vô địch Ngoại hạng Anh 1997.

Roy Keane đã miêu tả Cantona là “tiền đạo có khả năng dứt điểm tốt nhất trong các tình huống đối mặt” mà anh từng thấy. Tất cả có thể thấy Cantona thể hiện tinh thần thép giống như Ferguson. Dù suy sụp sau cú kungfu gây chấn động bóng đá thế giới, song anh đã trở lại theo cách không thể tuyệt vời hơn.

"Anh ấy không hề sợ hãi", Paul Parker nhấn mạnh. "Cantona không bao giờ cho người khác cảm giác đây là sự đánh cược. Anh ấy không bao giờ thể hiện điều gì ra ngoài. Bạn tin điều đó sẽ xảy ra, vì anh ấy làm bạn tin nó sẽ xảy ra".

Chắc chắn không có bất kỳ sự hoài nghi nào về nụ cười của Cantona ở khoảnh khắc cuối cùng. Thay vào đó, chỉ có màn ăn mừng với cổ áo dựng của anh được nhớ mãi. Anh trở thành hình mẫu cho chiếc áo số 7 huyền thoại, định hình cá tính Man United và là một trong những biểu tượng chiến thắng của sân Old Trafford. Nếu có cầu thủ nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới này, sinh ra là để dành cho Man United, đó chính là Eric Cantona.

Cú song phi của Cantona và những lần cầu thủ đánh CĐV Sau cú đá của Eric Cantona, bóng đá Anh chứng kiến thêm vụ cầu thủ đánh cổ động viên khi Eric Dier lao lên khán đài ở trận đấu của Tottenham rạng sáng 5/3 (giờ Hà Nội).

Bình Minh
Ảnh: Getty Images

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/eric-cantona-va-cu-kungfu-thay-doi-lich-su-mu-post1065323.html