Embassy Education có mặt tại VN và tổ chức hội thảo định hướng giáo dục

Ngoài việc có mặt chính thức tại VN, tổ chức giáo dục Embassy Education còn hợp tác với nhiều đối tác giáo dục hàng đầu trên thế giới bao gồm Reggio Children (Ý), Dự án Project Zero (PZ), Đại học Harvard (Hoa Kỳ) và Đại học Turku – thành viên của Đại học Phần Lan (Phần Lan), 180 Studio (Hoa Kỳ).

Ông Thanh Bùi - Nhà sáng lập Tổ chức Giáo dục Embassy Education (trái) và Tiến sĩ Veronica Boix Mansilla - Viện trưởng Dự án Project Zero, Trường Cao học chuyên ngành Giáo dục, thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ) trong buổi lễ ký kết hợp tác sáng nay, 10.10. 2018

Được biết, hệ thống Giáo dục Embassy Education bao gồm các chương trình học liên tiếp từ mẫu giáo cho đến khi chuẩn bị vào đại học thông qua một loạt hệ thống sau: Little Em’s, bao gồm các trường mẫu giáo giảng dạy chương trình chính thức Reggio Emilia cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi tại Việt Nam; Royal Embassy Academy - trường quốc tế dạy Chương trình Tú Tài Quốc tế (IB) với chương trình học văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tích hợp toàn diện và hoàn thiện; Global Embassy - Cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ cho tất cả học sinh nhằm giúp đỡ các em tìm ra định hướng học tập phù hợp và tốt nhất: cơ hội học chương trình quốc tế, đại học và giáo dục chuyên nghiệp; và Soul Music And Performing Arts Academy (SMPAA), là hệ thống trường đào tạo âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật hàng đầu, giảng dạy các lớp âm nhạc và biểu diễn đa dạng.

Giáo sư Claudia Giudici, Chủ tịch của Tổ chức Reggio Children (Ý), là một trong những đối tác chiến lược của tổ chức này cho rằng: “Sự sáng tạo là một phẩm chất tư duy vốn dĩ thuộc về tất cả trẻ em - những đại sứ tương lai của đất nước. Nhiệm vụ mà chúng ta cần thực hiện chính là tạo điều kiện và môi trường để những phẩm chất này được bộc lộ và bồi dưỡng”.

Điều kiện và môi trường mà Giáo sư Claudia Giudici đề cập là sự chú trọng vào Giáo dục Sáng tạo thông qua phương pháp giảng dạy Reggio Emilia, giúp phát triển tiềm năng của từng cá nhân học sinh.

Đánh dấu cho sự ra mắt chính thức tại VN, Embassy Education kết hợp với các tổ chức giáo dục, những nhà sư phạm, nhà nghiên cứu và chuyên gia uy tín hàng đầu thế giới để thảo luận về định hướng giáo dục trong tương lai, và hướng tới giáo dục của thế kỷ XXI thông qua hội thảo Seed & Spark Summit diễn ra trong 2 ngày 11 và 12.10.2018 tại Khách sạn Novotel Saigon Centre.

Seed & Spark Summit 2018 là hội thảo giáo dục mang tính tương tác, cho phép chuyên gia và phụ huynh cùng thảo luận về định hướng cho giáo dục trong tương lai, cũng như cách triển khai Giáo dục Sáng tạo thực tiễn được nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ và truyền thông phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Trong khuôn khổ các nội dung được trình bày, các chuyên gia giáo dục hàng đầu toàn cầu lần đầu tiên có mặt trong cùng một sự kiện giáo dục quy mô quốc tế tại Việt Nam cùng chia sẻ kinh nghiệm, và truyền cảm hứng, giúp các nhà sư phạm và phụ huynh có cái nhìn tổng quan, cũng như hiểu được môi trường học tập đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy niềm yêu thích học tập, nhu cầu kết nối, khám phá, học hỏi của từng trẻ ở từng độ tuổi, và từng cấp lớp như thế nào.

Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả như Giáo sư Claudia Giudici, Chủ tịch Reggio Children (Ý); Tiến sĩ Veronica Boix-Mansilla, Viện Trưởng Dự Án Project Zero, Trường chuyên ngành Giáo dục sau đại học, thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ); ông Per Havgaard, Giám đốc Sáng kiến cấp cao của Tổ Chức LEGO (Đan Mạch); Giáo sư Kalervo Vaananen, Hiệu Trưởng Đại học Turku (Phần Lan); Giáo sư Jaana Lepistö, Nhà nghiên cứu Khoa Mỹ thuật, Thiết kế và Giáo dục Công nghệ - Đại học Turku (Phần Lan); Giáo sư Päivi Granö, Nhà nghiên cứu tại Đại học Turku (Phần Lan); ông Trung Le - Đồng Sáng lập Công ty Thiết kế các Công Trình Giáo dục 180 Studio (Hoa Kỳ); bà Sarah Elizabeth Ippel, Nhà Sáng lập và Giám đốc Điều hành của Học viện Công dân Toàn cầu (AGC – Hoa Kỳ)…

Nhật Hạ

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/embassy-education-co-mat-tai-vn-va-to-chuc-hoi-thao-dinh-huong-giao-duc-98503.html