Edvard Munch: Nghệ sĩ bậc thầy của sự khốn khổ và đe dọa

Triển lãm của họa sĩ người Na Uy 'Edvard Munch: tình yêu và tội lỗi' sẽ mở cửa tại Bảo tàng Anh, London, từ ngày 11.4 đến ngày 21.7.

Ma cà rồng (Tình yêu và nỗi đau), vẽ năm 1894

Ma cà rồng (Tình yêu và nỗi đau), vẽ năm 1894

Sáng tạo nổi tiếng nhất của họa sĩ Edvard Munch là tác phẩm Tiếng thét: nhân vật nhỏ bé buồn cười với cái đầu trọc, hai tay ôm lấy mặt cứ như nhận được tin đồn đặc biệt tai tiếng, và tất cả tương phản với bầu trời đỏ rực rỡ đó. Liệu Munch có hoàn toàn nghiêm túc? Tiếng thét được cả thế giới nâng niu và chỉ kém tiếng so với Mona Lisa.

Chi tiết từ tranh in thạch bản Munch làm thành tranh Tiếng thét

Cuộc đời của ông đầy đau đớn. Sinh ra ở Na Uy năm 1863, Munch mồ côi mẹ khi 5 tuổi và bị người cha cuồng tín hành hạ người buộc ông thức dậy lúc nửa đêm để canh chừng cái chết của em gái mình. Mắc bệnh hen suyễn, viêm phổi, nghiện rượu, ông bị suy nhược thần kinh 2 lần và trải qua nhiều mối quan hệ tan vỡ. Một người yêu cũ của ông dọa tự tử. Là dân du mục khi còn trẻ, ông chưa bao giờ lập gia đình và cuối cùng sống ở ngôi làng Ekely bên ngoài thủ đô Oslo, nơi ông qua đời ở tuổi 80 vào năm 1944, luôn lo sợ các bức tranh của ông có thể bị tịch thu trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Na Uy.

Munch là người khốn khổ đặc biệt, và vô cùng hào phóng. Ông hoàn toàn không biết xấu hổ khi nói đến bệnh tưởng, sự ghen tuông hoặc thù oán, ông không bao giờ quá tự hào khi thể hiện bản thân bị sự than vãn hoặc thèm khát xâm lấn. Những đam mê của ông rõ ràng và nghệ thuật của ông cũng vậy. Ông vẽ nỗi khổ chung mọi lúc: và ai không thể nhận ra những cảm xúc trong nghệ thuật của ông?

Chân dung tự họa với đại dịch cúm 1918, vẽ năm 1919

Ông có tác động mạnh không kém trong việc vẽ, tô màu, khắc axit và khắc gỗ mà người ta sẽ được nhìn thấy trong các bức tranh của ông trong chương trình triển lãm sắp tới tại Bảo tàng Anh, London.

Sự thất vọng của ông là hình ảnh tuyệt diệu, thể hiện trong hàng trăm tác phẩm hội họa khó quên. Và cho dù chúng có vẻ như là tự truyện như thế nào đi chăng nữa, thế giới quan của Munch vẫn ôm lấy tất cả nhân loại.

Đây là các tiêu đề mà ông đưa ra: Tiếng thét, Nỗi buồn phiền, Nỗi đau đớn, Sự giằng xé nội tâm – ai không cảm thấy những điều này ở thời điểm này hoặc thời điểm khác? Câu chuyện về cuộc đời của Munch trở thành câu chuyện của chính chúng ta. Thời điểm tồi tệ luôn tốt trong nghệ thuật của ông ấy.

Mê Linh - Ảnh: Internet

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri-c-80/edvard-munch-nghe-si-bac-thay-cua-su-khon-kho-va-de-doa-110252.html