E-magazine: Ca sĩ Tùng Dương: 'Tôi sẽ quái đến trọn đời!'

'Lập dị, khác người, chơi trội' là cách nhiều người nghĩ đến khi miêu tả về thời trang của Tùng Dương. Anh tuyên bố: Tôi sẽ quái đến trọn đời.

Còn nhớ hơn 10 năm trước, Dương gặp PV để trả lời một cuộc phỏng vấn tại Nhà Thờ Lớn, Dương bận chiếc áo sơ mi chim cò của Cao Minh Tiến, mà khi ấy người ta hay đùa nhau là “chiếc áo quốc dân”, bởi từ MC Xuân Bắc đến danh hài Tự Long đều mặc lên sóng truyền hình chiếc và quần kaki màu lạc đà may khéo léo theo cách demi dễ tôn vòng hông. Dương ngày ấy đã đơn giản.

Tùng Dương tự thừa nhận mình là một "tín đồ thời trang", anh lựa chọn rất kỹ trang phục mỗi lần bước lên sân khấu. Trang phục của anh thường được thiết kế riêng và có sự thay đổi về phong cách, kèm thêm một chút hàng hiệu ngoại.

Gặp anh trong cuộc họp báo trước “Live concert 20 năm ca hát” sẽ diễn ra vào ngày 25/11, Dương đơn giản trong thiết kế của thương hiệu Ricks Owen. Áo khoác ngoài 2.200 USD, quần 458 USD, giày 1020 USD, áo dài 400 USD, kính của thương hiệu Gentle monster 250 USD. Một outfit của thế hệ GenY ưa chuộng.

Dương bộc bạch, “Năm 2007, tôi đã đi chân đất, cạo đầu trọc và mặc trang phục của NTK Công Trí, hát “Con cò” rồi giành quán quân Bài hát Việt. Bây giờ tên tuổi của NTK Công Trí đã lẫy lừng như vậy, chứng tỏ mình cũng có con mắt tốt về thời trang.

Sự khác biệt bao giờ cũng gây tranh cãi, soi xét. Tôi nghĩ, nếu bạn chọn một con đường riêng, dũng cảm về thời trang thì sẽ mang một giá trị khác. Thế giới ngày càng rộng mở, các bạn cũng ngày càng giỏi và có rất nhiều NTK Việt Nam tôi muốn mặc trang phục của họ để song hành với thế giới”.

Nhà thiết kế Nam Trần, từng sống và làm việc tại Kinh đô thời trang Ý phân tích tổng thể phong cách thời trang của Tùng Dương thiếu sự linh hoạt, dễ gây nhàm chán. Trong khi đó, nhiều chi tiết quá đà, còn yếu tố làm nổi bật dấu ấn cá nhân lại không được chú trọng.

“Tôi nghĩ, anh ấy muốn mặc theo phong cách Avant garde (một dạng phong cách thời trang tiên phong), nhưng các thương hiệu Việt Nam dường như không biến anh thành nghệ sĩ đúng như cách anh ấy muốn.

Tùng Dương có lẽ thực sự sẽ là tắc kè hoa nếu như anh ấy biết biến hóa linh hoạt. Chẳng hạn ở họp báo, sự kiện, nên chú trọng vào yếu tố thanh lịch, sang trọng, đẳng cấp hơn là quái quái điên điên, anh có thể chọn những dòng thời trang cao cấp như Dior, LV, Balmain, Balenciaga, Gucci, Prada.

Trên sân khấu, anh muốn điên hết mức có thể nhưng phải kết hợp hòa quyện giữa sân khấu, bài hát và trang phục. Anh có thể tìm đến các thương hiệu: Comme des Garcons, Vetements, Balenciaga, Ricks Owen... hoặc làm việc với các NTK theo xu hướng tiên phong để có những thiết kế riêng độc quyền, điển hình là La Lune (đang làm việc với Easpa của SM, Hàn Quốc).

Với trang phục thường ngày, anh có thể lựa chọn đa dạng nhiều nhãn hàng để tạo sự gần gũi với khán giả, năng động, trẻ trung hơn”, NTK Nam Trần (lấy tay gạt hình ảnh Tùng Dương trên máy tính) trả lời chúng tôi.

Phải ghi nhận 20 năm hoạt động âm nhạc, chưa khi nào Tùng Dương không có bài “hit”. Với giọng hát trời cho và sự tinh quái trong nghệ thuật, Tùng Dương như một ví dụ điển hình cho người mang sứ mệnh tạo ra các giá trị mới, khác biệt.

Nhưng hơn hết, anh vẫn hướng người nghe quay về với những gì là căn cốt, nguyên bản của nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, trong thời buổi nhìn đâu cũng là “fast food”.

Chẳng sai khi nói: Nam có Hà Anh Tuấn, Bắc có Tùng Dương về sức hút bán vé, dự event catse lên đến nửa tỉ đồng. Đó còn chưa kể, không làm liveshow thì thôi, chứ làm là có lãi, làm là các nhà tài trợ xếp hàng. Đơn cử như Live concert 20 năm ca hát diễn ra vào ngày 25/11, có đến 7 nhà tài trợ “khủng” với kinh phí gần 10 tỷ đồng, giá vé supper VIP 20 triệu/ cặp.

Cây viết âm nhạc Long Phạm thừa nhận, Tùng Dương “cháy” đến thế là nhờ anh chịu tìm tòi, thể nghiệm những thể loại âm nhạc mới từ pop, jazz, dân gian đương đại… đến những ca khúc cách mạng, nhạc tiền chiến. Các loại nhạc được anh trải nghiệm một cách sáng tạo, pha trộn hòa quyện từ giọng hát tới hòa âm, phối khí.

Sự biến hóa của Tùng Dương còn khiến người ta trầm trồ khi là một trong số ít những “cây đa, cây đề” chịu cover nhạc trẻ, thậm chí cả âm nhạc của thế hệ GenZ.

“Cách cover nhạc trẻ của Tùng Dương giống như nhiều ca sĩ khác trên thế giới, không hời hợt, dễ dãi mà khá nghiêm túc, kỹ lưỡng, thể hiện rõ đẳng cấp nghệ sĩ được đào tạo bài bản”, Long Phạm cho hay.

Sở dĩ Tùng Dương sẵn sàng làm điều này vì anh tâm niệm, hát với người trẻ, với những thế hệ con cháu là cách kết nối với khán giả: “Đến năm 70 tuổi nếu trời thương cho sức khỏe, tôi vẫn sẵn sàng làm mới, ngày ngày tập gym và vẫn quái như vậy”.

Thành công, sức ảnh hưởng của Tùng Dương trong âm nhạc là điều không thể phủ nhận. Nhưng để nhận diện rõ về màu sắc âm nhạc của mình, Dương cũng chỉ nhận mình là người đa phong cách. Anh có thể vừa hát nhạc cũ, vừa hát nhạc mới, vừa cover. Còn việc có tạo ra một cá tính âm nhạc rõ ràng hay không không quan trọng nữa. Anh chỉ cần mang “chất” Tùng Dương vào một chi tiết trong từng ca khúc là đủ.

Ở ngưỡng tuổi 40, Tùng Dương đã có tới 20 năm hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, với 7 album riêng và nhiều liveshow có sức nặng đủ để định vị tên tuổi hàng đầu của mình.

Thế nhưng, khi chúng tôi đặt câu hỏi về trách nhiệm phát triển sự nghiệp âm nhạc ra Châu Á và các thị trường lớn hơn, Dương có phần bất lực: “Tôi tin, đó là điều không chỉ tôi, mà các nghệ sĩ ở khu vực Đông Nam Á trăn trở. Sở dĩ, chúng ta chưa làm được như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là vì thị trường chúng ta chưa rộng, phổ cập mà vẫn tồn tại ở dạng tiềm năng. Trong khi họ đã chuyên nghiệp hóa chặng đường ảnh hưởng ra quốc tế với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như vị thế kinh tế, chiến lược toàn diện…”.

Dù bằng tuổi nhưng trưởng thành với âm nhạc sau Tùng Dương 2 năm ở Sao Mai điểm hẹn 2006, Hà Anh Tuấn ở ngưỡng tuổi 40, chia sẻ về nhân sinh quan: “Khoe nhau nhiều tiền hơn để làm gì? Bây giờ phải khoe tôi cứu được bao nhiêu người. Tôi cứu lũ trẻ cứu bệnh được bao nhiêu đứa. Hoặc ít nhất tôi cho chúng nó sống những tháng ngày còn lại vui vẻ được bao nhiêu”.

Khi đặt câu hỏi về nhân sinh quan của Tùng Dương, cách anh tri ân cuộc đời để trả ơn những gì anh đang được nhận, nam nghệ sĩ cho hay: “Tôi chọn nghệ thuật vị nhân sinh. Đó là cách con người hành xử với nhau, họ vượt qua sự nhỏ bé và tạo nên cái vóc của mình. Vóc của người nghệ sĩ càng phải lớn. Tôi vẫn thích kể chuyện bằng âm nhạc của mình từ những sự khó khăn, khắc nghiệt gai góc của cuộc đời và số phận con người”.

Tùng Dương đọc nhiều về Phật giáo và chịu ảnh hưởng nhiều tinh thần đạo Phật trên con đường nghệ thuật. Anh tin vào sức mạnh của cái đẹp, cái thiện, từ bi, đưa những triết lý này vào trong âm nhạc của mình và mang nó đến với con người, xoa dịu những tổn thương, nỗi đau.

Đây cũng là lý do mà ngay trong những ngày tháng dịch Covid-19, ngỡ như cả thế giới đóng băng, anh vẫn miệt mài phát hành album “Human” chỉ để tôn vinh sự dám dũng cảm vượt qua của con người.

“Nghệ thuật không thể gieo rắc hiểm họa hay tiêu cực, hay đẩy con người vào sự loanh quanh, tăm tối, bế tắc. Giống như ca khúc “Gieo mầm” của Dương, nó có hai mặt tối - sáng. Trong bóng tối, bùn đen, bế tắc, chúng ta phải đối diện như thế nào, chuyển hóa mình thế nào đến với ánh sáng.

Một nghệ sĩ cá tính càng mạnh thì cái tôi càng lớn. Khi chúng ta hạ cái tôi, sống nhân văn thì cũng là lúc bạn lấp lánh nhất, sáng nhất. Sáng nhất không có nghĩa bạn nghĩ bạn là độc tôn, bạn là số 1 hay là cái gì đó là trung tâm của vũ trụ. Tất nhiên, ở những bạn trẻ, vẫn cần sự chiến đấu - đó là khát vọng, tham vọng. Nhưng hãy nhìn tích cực, đừng để tham vọng của mình biến mình trở nên biến chất, tha hóa, làm những vượt quá phạm trù đạo đức là không nên”, Tùng Dương bộc bạch.

Tìm đến nhạc của Tùng Dương với sức nghĩ, sức cảm mạnh mẽ đã đành, nhưng xa hơn đó là sự Thiện căn trong âm nhạc. Nghệ sĩ lớn, ngoài nghệ thuật, họ cần có một nhân cách lớn.

Còn nhớ hơn 10 năm trước, Dương gặp PV để trả lời một cuộc phỏng vấn tại Nhà Thờ Lớn, Dương bận chiếc áo sơ mi chim cò của Cao Minh Tiến, mà khi ấy người ta hay đùa nhau là “chiếc áo quốc dân”, bởi từ MC Xuân Bắc đến danh hài Tự Long đều mặc lên sóng truyền hình chiếc và quần kaki màu lạc đà may khéo léo theo cách demi dễ tôn vòng hông. Dương ngày ấy đã đơn giản.

Tùng Dương tự thừa nhận mình là một "tín đồ thời trang", anh lựa chọn rất kỹ trang phục mỗi lần bước lên sân khấu. Trang phục của anh thường được thiết kế riêng và có sự thay đổi về phong cách, kèm thêm một chút hàng hiệu ngoại.

Gặp anh trong cuộc họp báo trước “Live concert 20 năm ca hát” sẽ diễn ra vào ngày 25/11, Dương đơn giản trong thiết kế của thương hiệu Ricks Owen. Áo khoác ngoài 2.200 USD, quần 458 USD, giày 1020 USD, áo dài 400 USD, kính của thương hiệu Gentle monster 250 USD. Một outfit của thế hệ GenY ưa chuộng.

Dương bộc bạch, “Năm 2007, tôi đã đi chân đất, cạo đầu trọc và mặc trang phục của NTK Công Trí, hát “Con cò” rồi giành quán quân Bài hát Việt. Bây giờ tên tuổi của NTK Công Trí đã lẫy lừng như vậy, chứng tỏ mình cũng có con mắt tốt về thời trang.

Sự khác biệt bao giờ cũng gây tranh cãi, soi xét. Tôi nghĩ, nếu bạn chọn một con đường riêng, dũng cảm về thời trang thì sẽ mang một giá trị khác. Thế giới ngày càng rộng mở, các bạn cũng ngày càng giỏi và có rất nhiều NTK Việt Nam tôi muốn mặc trang phục của họ để song hành với thế giới”.

Nhà thiết kế Nam Trần, từng sống và làm việc tại Kinh đô thời trang Ý phân tích tổng thể phong cách thời trang của Tùng Dương thiếu sự linh hoạt, dễ gây nhàm chán. Trong khi đó, nhiều chi tiết quá đà, còn yếu tố làm nổi bật dấu ấn cá nhân lại không được chú trọng.

“Tôi nghĩ, anh ấy muốn mặc theo phong cách Avant garde (một dạng phong cách thời trang tiên phong), nhưng các thương hiệu Việt Nam dường như không biến anh thành nghệ sĩ đúng như cách anh ấy muốn.

Tùng Dương có lẽ thực sự sẽ là tắc kè hoa nếu như anh ấy biết biến hóa linh hoạt. Chẳng hạn ở họp báo, sự kiện, nên chú trọng vào yếu tố thanh lịch, sang trọng, đẳng cấp hơn là quái quái điên điên, anh có thể chọn những dòng thời trang cao cấp như Dior, LV, Balmain, Balenciaga, Gucci, Prada.

Trên sân khấu, anh muốn điên hết mức có thể nhưng phải kết hợp hòa quyện giữa sân khấu, bài hát và trang phục. Anh có thể tìm đến các thương hiệu: Comme des Garcons, Vetements, Balenciaga, Ricks Owen... hoặc làm việc với các NTK theo xu hướng tiên phong để có những thiết kế riêng độc quyền, điển hình là La Lune (đang làm việc với Easpa của SM, Hàn Quốc).

Với trang phục thường ngày, anh có thể lựa chọn đa dạng nhiều nhãn hàng để tạo sự gần gũi với khán giả, năng động, trẻ trung hơn”, NTK Nam Trần (lấy tay gạt hình ảnh Tùng Dương trên máy tính) trả lời chúng tôi.

Phải ghi nhận 20 năm hoạt động âm nhạc, chưa khi nào Tùng Dương không có bài “hit”. Với giọng hát trời cho và sự tinh quái trong nghệ thuật, Tùng Dương như một ví dụ điển hình cho người mang sứ mệnh tạo ra các giá trị mới, khác biệt.

Nhưng hơn hết, anh vẫn hướng người nghe quay về với những gì là căn cốt, nguyên bản của nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, trong thời buổi nhìn đâu cũng là “fast food”.

Chẳng sai khi nói: Nam có Hà Anh Tuấn, Bắc có Tùng Dương về sức hút bán vé, dự event catse lên đến nửa tỉ đồng. Đó còn chưa kể, không làm liveshow thì thôi, chứ làm là có lãi, làm là các nhà tài trợ xếp hàng. Đơn cử như Live concert 20 năm ca hát diễn ra vào ngày 25/11, có đến 7 nhà tài trợ “khủng” với kinh phí gần 10 tỷ đồng, giá vé supper VIP 20 triệu/ cặp.

Cây viết âm nhạc Long Phạm thừa nhận, Tùng Dương “cháy” đến thế là nhờ anh chịu tìm tòi, thể nghiệm những thể loại âm nhạc mới từ pop, jazz, dân gian đương đại… đến những ca khúc cách mạng, nhạc tiền chiến. Các loại nhạc được anh trải nghiệm một cách sáng tạo, pha trộn hòa quyện từ giọng hát tới hòa âm, phối khí.

Sự biến hóa của Tùng Dương còn khiến người ta trầm trồ khi là một trong số ít những “cây đa, cây đề” chịu cover nhạc trẻ, thậm chí cả âm nhạc của thế hệ GenZ. “Cách cover nhạc trẻ của Tùng Dương giống như nhiều ca sĩ khác trên thế giới, không hời hợt, dễ dãi mà khá nghiêm túc, kỹ lưỡng, thể hiện rõ đẳng cấp nghệ sĩ được đào tạo bài bản”, Long Phạm cho hay.

Sở dĩ Tùng Dương sẵn sàng làm điều này vì anh tâm niệm, hát với người trẻ, với những thế hệ con cháu là cách kết nối với khán giả: “Đến năm 70 tuổi nếu trời thương cho sức khỏe, tôi vẫn sẵn sàng làm mới, ngày ngày tập gym và vẫn quái như vậy”.

Thành công, sức ảnh hưởng của Tùng Dương trong âm nhạc là điều không thể phủ nhận. Nhưng để nhận diện rõ về màu sắc âm nhạc của mình, Dương cũng chỉ nhận mình là người đa phong cách. Anh có thể vừa hát nhạc cũ, vừa hát nhạc mới, vừa cover. Còn việc có tạo ra một cá tính âm nhạc rõ ràng hay không không quan trọng nữa. Anh chỉ cần mang “chất” Tùng Dương vào một chi tiết trong từng ca khúc là đủ.

Ở ngưỡng tuổi 40, Tùng Dương đã có tới 20 năm hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, với 7 album riêng và nhiều liveshow có sức nặng đủ để định vị tên tuổi hàng đầu của mình.

Thế nhưng, khi chúng tôi đặt câu hỏi về trách nhiệm phát triển sự nghiệp âm nhạc ra Châu Á và các thị trường lớn hơn, Dương có phần bất lực: “Tôi tin, đó là điều không chỉ tôi, mà các nghệ sĩ ở khu vực Đông Nam Á trăn trở.

Sở dĩ, chúng ta chưa làm được như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là vì thị trường chúng ta chưa rộng, phổ cập mà vẫn tồn tại ở dạng tiềm năng. Trong khi họ đã chuyên nghiệp hóa chặng đường ảnh hưởng ra quốc tế với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như vị thế kinh tế, chiến lược toàn diện…”.

Dù bằng tuổi nhưng trưởng thành với âm nhạc sau Tùng Dương 2 năm ở Sao Mai điểm hẹn 2006, Hà Anh Tuấn ở ngưỡng tuổi 40, chia sẻ về nhân sinh quan: “Khoe nhau nhiều tiền hơn để làm gì? Bây giờ phải khoe tôi cứu được bao nhiêu người. Tôi cứu lũ trẻ cứu bệnh được bao nhiêu đứa. Hoặc ít nhất tôi cho chúng nó sống những tháng ngày còn lại vui vẻ được bao nhiêu”.

Khi đặt câu hỏi về nhân sinh quan của Tùng Dương, cách anh tri ân cuộc đời để trả ơn những gì anh đang được nhận, nam nghệ sĩ cho hay: “Tôi chọn nghệ thuật vị nhân sinh. Đó là cách con người hành xử với nhau, họ vượt qua sự nhỏ bé và tạo nên cái vóc của mình. Vóc của người nghệ sĩ càng phải lớn. Tôi vẫn thích kể chuyện bằng âm nhạc của mình từ những sự khó khăn, khắc nghiệt gai góc của cuộc đời và số phận con người”.

Tùng Dương đọc nhiều về Phật giáo và chịu ảnh hưởng nhiều tinh thần đạo Phật trên con đường nghệ thuật. Anh tin vào sức mạnh của cái đẹp, cái thiện, từ bi, đưa những triết lý này vào trong âm nhạc của mình và mang nó đến với con người, xoa dịu những tổn thương, nỗi đau.

Đây cũng là lý do mà ngay trong những ngày tháng dịch Covid-19, ngỡ như cả thế giới đóng băng, anh vẫn miệt mài phát hành album “Human” chỉ để tôn vinh sự dám dũng cảm vượt qua của con người.

“Nghệ thuật không thể gieo rắc hiểm họa hay tiêu cực, hay đẩy con người vào sự loanh quanh, tăm tối, bế tắc. Giống như ca khúc “Gieo mầm” của Dương, nó có hai mặt tối - sáng. Trong bóng tối, bùn đen, bế tắc, chúng ta phải đối diện như thế nào, chuyển hóa mình thế nào đến với ánh sáng.

Một nghệ sĩ cá tính càng mạnh thì cái tôi càng lớn. Khi chúng ta hạ cái tôi, sống nhân văn thì cũng là lúc bạn lấp lánh nhất, sáng nhất. Sáng nhất không có nghĩa bạn nghĩ bạn là độc tôn, bạn là số 1 hay là cái gì đó là trung tâm của vũ trụ. Tất nhiên, ở những bạn trẻ, vẫn cần sự chiến đấu - đó là khát vọng, tham vọng. Nhưng hãy nhìn tích cực, đừng để tham vọng của mình biến mình trở nên biến chất, tha hóa, làm những vượt quá phạm trù đạo đức là không nên”, Tùng Dương bộc bạch.

Tìm đến nhạc của Tùng Dương với sức nghĩ, sức cảm mạnh mẽ đã đành, nhưng xa hơn đó là sự Thiện căn trong âm nhạc. Nghệ sĩ lớn, ngoài nghệ thuật, họ cần có một nhân cách lớn.

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/e-magazine-ca-si-tung-duong-toi-se-quai-den-tron-doi-d572121.html