Duy trì không gian xanh là yếu tố sống còn

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 5/6 liên quan đến việc di dời, thay thế khoảng 1.300 cây xanh lâu năm (đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long) - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, TP Hà Nội chưa có quyết định chính thức về vấn đề này mà mới chỉ đang trong quá trình lấy ý kiến.

Liên quan đến Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long) do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, để thi công tuyến đường này, hơn 1.300 cây xanh thuộc diện phải đánh chuyển, di dời, chặt hạ trước ngày 30/9.

Hà Nội luôn phát triển theo hướng xanh- sạch- văn minh.

Theo Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, tuyến đường (đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long- PV) này thuộc tuyến vành đai 3 nên không chỉ có đường bộ bên dưới mà có đường trên cao nối đến tận cầu Thăng Long. Để tiến hành thi công, có ý kiến giữ lại hàng cây đó và thực tế trong mỗi chúng ta ai cũng muốn giữ, nhưng làm đường trên cao thì cần phải cân nhắc.

Chính vì vậy, Thành phố sẽ bàn với Bộ Giao thông -Vận tải để cụ thể hóa vấn đề. Bí thư Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Phương án theo thiết kế đường trên cao và đường thấp thì phải phối hợp với nhau, xem tính toán đã tối ưu nhất chưa. Các nhà kỹ thuật và các nhà quản lý phải ngồi với nhau để xem xét…Tôi cũng đã chỉ đạo sau khi lấy kiến nhân dân thì phải có trả lời rõ ràng vấn đề để nhân dân biết”.

Cũng theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thực tế, các dự án đầu tư xây dựng khi làm phương án giải phóng mặt bằng đều lấy ý kiến người dân. Thay thế cây xanh để làm đường, làm tuyến metro cũng vậy. Bí thư Hoàng Trung Hải cũng cho biết thêm, Hà Nội đã có nghị quyết riêng về môi trường và kế hoạch phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp, bảo tồn. Vì thế, trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được thì phải di dời, còn giờ giữ được một cái cây là quý lắm, cả trăm năm mới được như thế. “Nếu mình chứng minh được việc đó (hạ,thay thế cây xanh -PV) là cần thiết, bắt buộc phải làm thì phải di dời, bảo tồn tối đa, còn không thì bất khả kháng mới phải chặt, thay thế” – Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Liên quan đến chi tiết Sở Xây dựng lấy ý kiến về việc thay thế toàn bộ 4.000 cây xà cừ, Bí thư Hoàng Trung Hải lưu ý, các ngành đã tổ chức hội thảo để lấy ý kiến xem cây xà cừ có phù hợp làm cây đô thị không. Nếu không phù hợp thì sau này sẽ không trồng mới cây này nữa. Còn cây trồng, cây đang có tuổi đời khá lâu mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn thì không cần phải thay…

Cũng theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thực tế, các dự án đầu tư xây dựng khi làm phương án giải phóng mặt bằng đều lấy ý kiến người dân. Thay thế cây xanh để làm đường, làm tuyến metro cũng vậy. Bí thư Hoàng Trung Hải cũng cho biết thêm, Hà Nội đã có nghị quyết riêng về môi trường và kế hoạch phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp, bảo tồn.

Vì thế, trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được thì phải di dời, còn giờ giữ được một cái cây là quý lắm, cả trăm năm mới được như thế. “Nếu mình chứng minh được việc đó (hạ, thay thế cây xanh -PV) là cần thiết, bắt buộc phải làm thì phải di dời, bảo tồn tối đa, còn không thì bất khả kháng mới phải chặt, thay thế” – Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh

K.Thoa (lược ghi)

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/duy-tri-khong-gian-xanh-la-yeu-to-song-con-54301.html