Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt có gì đặc biệt khiến vạn người tiếc nuối(?)

Đây được xem là tuyến đường sắt huyền thoại vì là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của thế giới: Một của Việt Nam và một của Thụy Sĩ. Và quyết định 'xóa sổ' nó đã khiến những người yêu Đà Lạt vô cùng tiếc nuối...

Theo những tư liệu còn lưu giữ thì tuyến đường sắt răng cưa độc đáo nối Tháp Chàm - Đà Lạt ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử năm 1893, khi bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin, phát hiện ra caonguyên Langbiang quanh năm mây mù bao phủ.

Những chuyến tàu răng cưa thời hoàng kim (Ảnh: TL)

Những chuyến tàu răng cưa thời hoàng kim (Ảnh: TL)

Tháng 3/1899, Yersin tháp tùng Toàn quyền PaulDoumer thị sát cao nguyên Langbiangđể xây dựng Đà Lạt thành khu nghỉ dưỡng kiểu Châu Âu tại Đông Dương. Và vấn đề tiên quyết chính là mở đường giao thông từ đồng bằng đến cao nguyên này.

Năm 1901, Paul Doumer ký sắc lệnhlập tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có việc PaulDumer trở về Pháp vào năm 1902, nên kế hoạch xây dựng đường sắt cũng như khunghỉ dưỡng ở Đà Lạt tạm ngưng. Và mãi 10 năm sau, dưới thời của toàn quyềnAlbert Sarraut, hai dự án trên mới được xúc tiến.

Quá trình xây dựng đường sắt ThápChàm - Đà Lạt, người Pháp đã tuyển hàng chục nghìn phu làm đường trong cả nước. Nhưng từnăm 1912 đến 1920 mới chỉ hoàn thành được 38km từ Phan Rang đến Krông Pha dươíchân đèo Ngoạn Mục.

Hàng vạn phu đường được trưng dụng để thi công tuyến đường sắt độc đáo và vô cùng hiểm trở (Ảnh: TL)

Năm 1922, đoạn từ Krông Pha lênĐà Lạt được tiếp tục thi công. Đây là đoạn khó khăn, phức tạp nhất bởi phải làmđường vượt qua những dãy núi cao cùng nhiều vực sâu, thác ghềnh. Trong khi đó,việc mở đường chỉ thực hiện bằng bằng sức người và những dụng cụ thô sơ. Côngviệc vất vả, điều kiện sinh hoạt khổ cực, khí hậu khắc nghiệt... đã khiến hàngnghìn phu đường phải bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc.

Đến năm 1932, tuyến đường sắtTháp Chàm - Đà Lạt với tổng chiều dài 84km; qua 9 nhà ga, 5 đường hầm xuyênnúi, 2 cầu lớn, 2 đèo cao là Ngoạn Mục và Đ’ran chính thức hoàn thành với tổng chi phí hết hơn 200 triệu Francs. Đây là tuyến đường sắt răng cưa dài nhấtvà độc đáo nhất không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.

Đặc biệt tuyến đường có 3 đoạn phảichạy trên những đoạn đường sắt răng cưa với độ dốc 12% (trong khi độ dốc tuyếnđường ở đèo Furka (Thụy Sĩ) tối đa là 11,8%), gồm Sông Pha - Eo Gió (độ cao từ 186m đến991m), Đơn Dương - Trạm Hành (cao 1.016m đến 1.515m), Đa Thọ - Trại Mát (cao từ1.402m đến 1.550m).

Ga Đà Lạt, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo (Ảnh: TL)

Cùng với tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt, toàn quyền Albert Sarraut còn cho xây dựng ga Đà Lạt - nhà ga lâu đời nhất ở Việt Namvà Đông Dương. Công trình có chiều dài 66,5m, ngang 11,4m,cao 11m; khởi công xây dựng từnăm 1932 và hoàn thành vào năm 1938,với kinh phí 200.000 Francs.

Đây là một nhà ga có phong cáchkiến trúc độc đáo, vừa giống nhà ga xe lửa ở miền Nam nước Pháp với phần nhô ratừ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng, vừa mang đậm dấu ấn văn hoábản địa với 3 chóp nhọn, cách điệu ba đỉnh núi của cao nguyên Langbiang hoặc làmái nhà rông đặc trưng Tây Nguyên tùy theo góc nhìn và sự liên tưởng của từngngười. Đặc biệt phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại mốc thời gian mà bácsĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Langbiang và Đà Lạt (15h30 ngày21/6/1893).

Tàu qua cầu đường sắt Đ'ran (Ảnh: TL)

Sau khi khánh thành tuyến đường sắtvà nhà ga, thời ấy mỗi ngày trung bình có 2 đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt - NhaTrang và Đà Lạt - Sài Gòn. Điều đặc biệt là đầu kéo cho hai đôi tàu này là đâùmáy hơi nước chuyên dụng HG 4/4 - đầu kéo dùng cho đường sắt có đoạn có rayrăng cưa do Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng công ty SLM (SchweizerischeLokomotiv) Winterthur Thụy Sĩ chế tạo.

Loại đầu mày HG4/4 với 4 trục bánh vậnhành đồng bộ là kiểu đầu kéo đặc biệt chế tạo riêng cho tuyến đường sắt ThápChàm – Đà Lạt và không đâu trên thế giới có nhằm đáp ứng chạy tàu vùng có độ dốctrên 12% ở ba đoạn có ray răng cưa để leo núi có tổng chiều dài 16km.

Quãng đường từ Phan Rang lênKrông Pha khá bằng phẳng nên chạy bằng đầu máy loại thường, mỗi đầu có thể kéo20 toa. Tuy nhiên, khi tơíKrông Pha thì phải thay bằng đầu máy vượt đèo, lúc này mỗi đầu máy chỉ kéo đượctối đa khoảng 65 tấn, tương đương 4 toa. Thời gian trung bình đi từ ga ThápChàm lên Đà Lạt mất khoảng 3,5 giờ.

Hàng hóa giao thương từ tuyến đường sắt độc đáo (Ảnh: TL)

Nhờ có tuyến đường sắt này mà vậtliệu xây dựng được chở lên Đà Lạt thuận lợi với khối lượng lớn, tạo ra sự bùngnổ về xây dựng tại Đà Lạt giai đoạn 1935 - 1945. Từ đây, các sản phẩm nông sảncủa xứ lạnh cũng tỏa khi khắp cả nước và ngược lại là các nông sản nhiệt đơícùng một lượng lớn khách du lịch.

Tuy nhiên, năm 1968, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phải ngưnghoạt động một số đoạn do bị cài mìn. Tháng 5/1975, tuyến đường này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong mộtthời gian ngắn thì ngưng hẳn.

Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt ViệtNam đã cho công nhân tháo ray và tà vẹt để phục vụ sửa chữa đường sắt Bắc -Nam. Phần còn lại bị bán làm sắt vụn dần dần từ những năm 1980 đến 2004, khi câùđường sắt Đ'ran bị tháo dỡ để bán sắt vụn. Đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạtđộc đáo bị khai tử, các trạm ga, những hầm xuyên núi trở nên hoang tàn. Các đâùmáy hơi nước độc đáo chỉ có ở Việt Nam bị bỏ lăn lóc phơi nắng dầm mưa.

Những đầu máy tàu "độc nhất vô nhị" bị bỏ phế thành "máy in tiền" khi về Thụy Sĩ (Ảnh: TL)

Năm 1985, công ty DFB – đơn vị khai thác tuyến đường sắt răng cưaleo núi Furka (Thụy Sĩ) mởchiến dịch “Back to Switzerland” nhằm đưa các đầu máy hơi nước trong đó có ở ViệtNam hồi hương về Thụy Sĩ.

Năm 1990, họ đạt được sự thỏa thuận với ngành đường sắt Việt Nam đểmua các đầu máy còn hiện hữu, kể cả những bộ sườn, toa tàu và một số thiết bị vơígiá rẻ là 650.000USD rồi kỳ công vận chuyển về Thụy Sĩ.

Những đầu máy hơi nước độc đáonày được tu sửa rất hoành tráng và từ năm 1993 bắt đầu đưa du khách rong ruôỉvuợt dãy Alpes với giá vé lên tới 60 USD/người cho đoạn đường không tới 25 km.

Trong khi đó, tuyến đường sắt huyềnthoại Tháp Chàm - Đà Lạt chỉ còn một đoạn ngắn 7km nối Đà Lạt - Trại Mát với loạiđường sắt 2 thanh ray trơn như ở đồng bằng và sử dụng đầu máy chạy điện thôngthường để phục vụ cho khách du lịch.

Việc “xóa sổ” tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này đã khiến người dân Đà Lạtnói riêng và những người yêu Đà Lạt nói chung, vô cùng tiếc nuối, khi bỗng thiếu đi những tiếng còi tàu.

Hồi sinh(?)

Mới đây, Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Bach Dang Complex) đề xuất thực hiện Dự án khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – ThápChàm, theo hình thức PPP (BOT kết hợp BT), với kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10.000 tỷ đồng.

Theo đó, tuyến đường sắt này sẽ được khôi phục dựa trên cơ sở tuyến đường sắt cũ, tổng chiều dài 84km, với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như tuyến đường được xây dựng và khaithác trước đây, nhằm bảo tồn kiếntrúc, khai thác có hiệu quả tiềm năng của tuyến đường sắt này, góp phần pháttriển du lịch và kinh tế - xã hội của 2 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận.

VIÊN HỮU

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/duong-sat-thap-cham-da-lat-co-gi-dac-biet-khien-van-nguoi-tiec-nuoi/20190118045052955