Đường mòn Hồ Chí Minh: Mỹ dốc toàn lực ngăn chặn

Trong lịch sử thế giới, tuyến đường này vẫn được biết tới qua cách gọi của người Mỹ: 'Đường mòn Hồ Chí Minh'.

Sơ đồ “đường mòn”. Các tuyến màu xanh chỉ tuyến đường trên đất Cambodia (Campuchia). “Đường mòn Sihanouk”.

Sơ đồ “đường mòn”. Các tuyến màu xanh chỉ tuyến đường trên đất Cambodia (Campuchia). “Đường mòn Sihanouk”.

Người Mỹ đã tìm mọi cách không công khai để cản trở việc xây dựng “Đường mòn” (trên đất Lào) trong nhiều năm, nhưng sau khi Mỹ công khai tham chiến tại Việt Nam, những hoạt động phá hoại ngầm trở nên vô nghĩa và Mỹ bắt đầu một loạt các chiến dịch quân sự nhằm phá hủy tuyến đường này.

>>Xem kì trước: Học giả Nga: Đường mòn Hồ Chí Minh-Con đường sống Việt Nam

Ngày 14/ 9/1964, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến dịch “Barrel Roll” nhằm cắt đứt “Đường mòn”. Đây chính là chiến dịch khởi đầu của những trận ném bom tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.

Trong khoảng thời gian gần 9 năm sau đó, tính trung bình cứ 7 phút Mỹ lại ném một trận bom nhằm vào “Đường mòn”. Từng giờ một, từng ngày một, cho đến tận mùa xuân năm 1973. Những trận ném bom đó không chỉ gây tổn thất của bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà cả làm chết rất nhiều dân thường.

Số lượng bom thả xuống đường mòn, đặc biệt là những cung đường chạy trên lãnh thổ Việt Nam nhiều đến nỗi mà tại nhiều nơi, sức tàn phá khủng khiếp của bom đã mặt đất biến dạng. Và thậm chí bốn mươi năm sau, những khu rừng quanh “Đường mòn” vẫn còn đầy những quả bom chưa nổ và các thùng nhiên liệu của máy bay Mỹ ném xuống.

Nhưng đấy mới chỉ là sự mở đầu “khiêm tốn”.

Lào, quốc gia có những khu vực lãnh thổ mà Mỹ sẽ phải tấn công, nếu xét về mặt hình thức, là một nước trung lập trong cuộc xung đột tại Việt Nam. Và để tránh những rắc rối chính trị, Mỹ buộc phải tấn công các mục tiêu của “đường mòn” trên lãnh thổ Lào một cách bí mật.

Hơn nữa, hình dạng thon dài của lãnh thổ Việt Nam cũng khiến cho các chuyến xuất kích tác chiến nhằm đánh phá phần phía Bắc “đường mòn” trên đất Lào gặp khá nhiều khó khăn.

Vì vậy, Mỹ đã huy động lực lượng không quân của mình đóng tại căn cứ không quân Nakhon Phanom ở Thái Lan,- từ đây máy bay Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và công kích các mục tiêu ở Lào và căn cứ này cũng là nơi trú quân an toàn cho các máy bay Mỹ.

Người Mỹ cũng phải mất một chút thời gian để giải quyết các vấn đề thủ tục với nhà vua Lào, và không lâu sau đó, các máy bay Skyraider của “Đặc nhiệm không quân” Mỹ đã bắt đầu vào trận. Và vẫn như thường lệ, không cờ hiệu, không số hiệu để giữ bí mật.

А-1 "Skyraider" tại căn cứ trên đất Thái Lan

Các phân đội (không quân) đầu tiên của Mỹ tấn công “Đường mòn” là phi đội số 602 và phi đội số 606 của Lực lượng các chiến dịch đặc biệt được trang bị máy bay A-1 Skyraider, AT-28 Trojan và máy bay vận tải C-47.

Chiến dịch được xác định là sẽ kéo dài vô thời hạn. Và quả là trên thực tế, chiến dịch (tấn công “đường mòn”) đã kéo dài cho đến khi kết thúc chiến tranh và nhằm vào khu vực lãnh thổ rộng lớn ở phía Đông Bắc Lào.

Máy bay chiến đấu- huấn luyện АТ-28 "Тrojan"

Nhưng đây không phải là chiến dịch duy nhất. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy những chiến dịch khác cũng được tiến hành trên lãnh thổ Lào. Và nếu như chiến dịch "Barrel Roll " vì phải giữ bí mật nên đã được giao cho các phi đội thuộc Lực lượng các chiến dịch đặc biệt, thì các chiến dịch “Steel Tiger” và “Tiger Hound” lại được giao cho các đơn vị Không quân Mỹ thực hiện.

Một phần lý do của sự phân công như vậy là những khu vực, nơi tiến hành các chiến dịch“ Steel Tiger” và “Tiger Hound” không giáp với Bắc Việt Nam, và vì thế ở đó (Mỹ) có thể tự do hành động hơn.

Về cơ bản, trên các khu vực phía nam của “Đường mòn”, Không quân Mỹ có thể hành xử như một ông chủ, nhưng ở khu vực phía Bắc giáp Việt Nma, người Mỹ phải thận trọng, tiến hành các cuộc “không kích nặc danh” bằng những máy bay không cờ hiệu và không số hiệu.

Các khu vực tiến hành các chiến dịch không kích nhắm vào “Đường mòn”.

Vào thời kỳ đầu, các trận ném bom không mang tính hệ thống. Người Mỹ ném bom vào tất cả những gì mà họ tin là thuộc về “Đường mòn” – hay còn gọi là ném bom bừa bãi. Kể cả vào các khu vực dân cư nằm cạnh “Đường mòn”. Mục tiêu tấn công của Không quân Mỹ là các bến vượt sông, những cung đường có thể bị tắc nghẽn bởi đất đá lở khi bị ném bom, và dĩ nhiên là cả (bị tắc nghẽn) bởi những xe tải bị đánh hỏng.

Nhưng sau đó không lâu, đã đến lúc phải “phân công lao động”. Nếu các máy bay phản lực của Không quân và Hải quân Mỹ bắt đầu “làm việc” theo nguyên tắc là ném bom vào “bất cứ cái gì động đậy” và tiêu diệt tất cả các mục tiêu được phát hiện trên “đường mòn”, thì các phi công của Lực lượng đặc nhiệm Không quân Mỹ bắt đầu chỉ chuyên săn các xe tải,- như đã biết, vào nửa sau thập niên 60, xe tải đã là phương tiện vận tải chủ yếu chở những mặt hàng cần thiết cho Việt Cộng trên “Đường mòn”.

F-100. Những máy bay này đã là “những con ngựa thồ” chủ yếu của Không quân Mỹ tại Việt Nam. Chúng cũng đã được huy động để ném bom “Đường mòn”.

Dĩ nhiên,các xe ô tô tải cũng là mục tiêu tấn công của các máy bay khác nếu bị phát hiện, nhưng về nguyên tắc, nhiệm vụ săn và diệt xe tải là nhiệm vụ của các đơn vị đặc biệt Không quân Mỹ. Những đơn vị đặc biệt này cũng được “chuyên môn hóa” đánh đêm- nhờ các máy bay chỉ điểm hạng nhẹ “Cessna" dẫn đường và chỉ mục tiêu.

"Cessna" О-2А tại Thái Lan.

Năm mang tính cột mốc trong cuộc chiến chặn đường chi viện từ Bắc vào Nam của Mỹ là năm 1965. Chính trong năm đó, Hải quân Mỹ đã phong tỏa được tuyến giao thông trên biển, sau đó thì “Đường mòn” đã trở thành tuyết giao thông huyết mạch duy nhất tiếp viện cho quân du kích Miền Nam.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/duong-mon-ho-chi-minh-my-doc-toan-luc-ngan-chan-3380187/