Đường đua phố F1 tại Việt Nam được ra đời như thế nào ?

Kể từ năm 2020, Việt Nam sẽ chính thức đăng cai một chặng đua tại hệ thống giải đua Công thức 1 (F1). Đặc biệt hơn, chặng đua tại Việt Nam sẽ là một chặng đua 'hỗn hợp' giữa đường giao thông công cộng và một phần của Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình.

Như vậy bên cạnh MonacoGP, SingaporeGP và AzerbaijanGP, Việt Nam sẽ là chặng đua phố thứ 4 trong hệ thống giải đua F1. Và Việt Nam cũng là quốc gia thứ 4 trong khu vực Châu Á tổ chức một chặng đua F1 sau Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Hình ảnh mô phỏng đường đua phố tại Việt Nam

Được biết, đường đua phố tại Việt Nam được thiết kế với chiều dài một vòng đua là 5.565m, với 22 góc cua. Ban tổ chức giải đua F1 cũng đã làm việc với công ty thiết kế Đức Tilke để xây dựng hệ thống “hỗn hợp” tại Việt Nam (bao gồm một phần nằm trong khuôn viên của Khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình và một phần trên đường giao thông công cộng).

Cảm hứng xây dựng đường đua tại Việt Nam

Ngày nay thiết kế đường đua F1 không chỉ đảm bảo yếu tố kỹ thuật, sự kịch tính trong mỗi góc cua hay đoạn thẳng. Mà nó còn phải thực sự là một công trình nghệ thuật. Thiết kế của công trình đường đua F1 phải đậm cảm xúc, phải nổi bật với kiên trúc văn hóa của quốc gia tổ chức chặng đua đó.

Với những nỗ lực rất lớn từ TP.Hà Nội, Việt Nam đã nằm trên bản đồ F1 từ mùa giải 2020

Và “chiến lược” đó đã được áp dụng trong việc xây dựng đường đua hoàn toàn mới tại Việt Nam. Đường đua phố tại Việt Nam được đặt Khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình, nơi được đánh giá là khá thuận lợi cho việc tổ chức một giải thi đấu quốc tế. Vì là một đường đua phố thế nên thiết kế đường đua sẽ được tính toán kỹ càng dựa trên cơ sở hạ tầng của khu vực tổ chức thi đấu.

F1 tại Việt Nam được ra đời như thế nào ?

Kể từ tháng 5/2017, chúng tại đã sang Việt Nam để gặp gỡ các đối tác ở đây 4 lần, đó là chưa kể một lần gặp tại London (Anh). Các cuộc tiếp xúc này, ban đầu ở việc thăm dò và tìm hiểu lẫn nhau; càng về sau, phía Hà Nội càng thể hiện rõ quyết tâm để tổ chức ý định tổ chức một chặng đua F1. Và sau cùng, khi hiểu được tầm nhìn và năng lực tổ chức, đặc biệt việc tổ chức tại Hà Nội sẽ phù hợp với định hướng của Ban tổ chức F1, đó là việc phát triển môn thể thao này đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới, muốn tạo ra một làn không khí tươi mới trong làng đua xe thế giới.

Chính điều này đã góp phần củng cố niềm tin, xóa tan những định kiến về việc Việt Nam (và Hà Nội) chưa từng có kinh nghiệm về việc tổ chức một giải đua xe tầm cỡ như thế này.

Trước khi đi đến quyết định lựa chọn Mỹ Đình là nơi đặt đường đua phố tại Việt Nam. Đã có 02 lựa chọn cho địa điểm tổ chức một chặng đua F1 tại Việt Nam. Ban đầu phương án về một chặng đua tại phố cổ với chiều dài một vòng đua đạt 5,7km, bao gồm 19 góc cua với 9 góc cua trái và 10 góc cua phải. Tốc độ cao nhất của chặng đua phố cổ có thể đạt được vào khoảng 302 kph, tốc độ thấp nhất vào khoảng 52 kph và tốc độ trung bình vào khoảng 178 kph. Qua đó thời gian trung bình để hoàn thành một vòng đua tại đường đua phố cổ Hà Nội vào khoảng 1 phút 55 giây. Đường đua phố cổ này sẽ chạy qua những địa danh nổi tiếng của Hà Nội như Hồ Hoàn Kiếm, Nhà hát lớn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, khách sạn Metropole.

Mô phỏng đường đua phố cổ tại Hà Nội

Tuy nhiên, phương án đảm bảo an toàn, an ninh cũng như phân luồng giao thông trong suốt 01 tuần diễn ra chặng đua sẽ là một thách thức không nhỏ với ban tổ chức chặng đua. Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của nhà tổ chức giải đua tại phố cổ cũng là một vấn đề không dễ để đáp ứng. Do đó phương án này cũng đã không được lựa chọn.

Phương án thứ hai được đưa ra là đặt đường đua tại Vân Trì. Đường đua tại Vân Trì được thiết kế với chiều dài một vòng đua là 6,434 km, bao gồm 16 góc cua với 7 góc cua trái và 9 góc cua phải. Tốc độ cao nhất của chặng đua phố cổ có thể đạt được vào khoảng 298 kph, tốc độ thấp nhất vào khoảng 95 kph và tốc độ trung bình vào khoảng 222 kph. Qua đó thời gian trung bình để hoàn thành một vòng đua tại đường đua tại Vân Trì vào khoảng 1 phút 43 giây.

Mô phỏng đường đua tại Vân Trì

Điểm nhấn của đường đua tại Vân Trì sẽ là các công ty văn hóa thể thao sẽ được xây mới tại đây. Tuy nhiên chi phí cũng như thời gian hoàn thiện đường đua tại Vân Trì cũng là một thách thức không nhỏ với Hà Nội. Qua đó phương án này cũng không được lựa chọn.

Và cuối cùng phướng án tổ chức chặng đua tại Mỹ Đình đã được lựa chọn. Việc lựa chọn Mỹ Đình là địa điểm tổ chức chặng đua F1 đến từ việc Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình được quy hoạch là trung tâm thể thao của Hà Nội và Việt Nam.

Và phương án tổ chức F1 tại Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình đã được lựa chọn

Bên cạnh đó lựa chọn đường đua “hỗn hợp” giữa phố và Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình chứ không phải việc xây mới một trường đua tại khu vực này đến từ việc kinh phí để xây dựng một trường đua quy chuẩn quốc tế là rất lớn. Việc lựa chọn đường đua “hỗn hợp” được xem là phương án phù hợp với tình hình kinh tế và chi phí của Hà Nội khi đăng cai một chặng đua tại F1.

Một vài điểm nhấn của đường đua phố Việt Nam

Theo phối cảnh này có thể dự đoán đây sẽ là đường đua chạy ngược chiều kim đồng hồ.

Sau khi xuất phát cua số 1 sẽ là cua trái khá gắt trước khi các xe bám theo một cung tròn. Đây hứa hẹn sẽ là điểm mấu chốt của các pha tranh chấp giành vi trí sau khi xuất phát. Ngay sau đó sẽ là một đoạn thẳng dài trước khi đến 1 khúc cua cùi chỏ (hairpin). Không như những khúc cua cùi chỏ khác tại các đường đua hiện hữu trên thế giới, khúc cua cùi chỏ này bắt đầu bằng một cua phải trước khi các xe bám theo cung tròn trái. Thiết kế này tạo ra một điểm phanh rất gấp đòi thử thách các xe về khả năng cân bằng khi phanh và các tay đua về kỹ năng phanh hiệu quả nhất. Một chiếc xe kém cân bằng khi phanh sẽ trở thành mục tiêu tấn công hoàn hảo của chiếc xe phía sau. Phanh quá sớm hay quá muộn đều sẽ phải trả giá.

Góc cua 1 và 2 tại đường đua sẽ được thiết kế tương tự như góc cua mở tại đường đua Nurburgring của Đức.

Kế đó sẽ là một đoạn thẳng khác vời chiều dài dường như bất tận. Đây sẽ là 2 đoạn thẳng phù hợp để đặt khu vực trợ giúp vượt với việc sử dụng hệ thống giảm lực cản khí động học của cánh sau xe (Drag Reduction System – DRS). Tuy nhiên nếu đây là layout cuối cùng thì e rằng đoạn thẳng thứ 2 này là quá dài. Đặt một khúc cua nhỏ (chicane) đâu đó trên đoạn thằng này sẽ tạo thêm một điểm có khả năng vượt qua đó tăng sự hấp dẫn cho cuộc đua.

Góc cua 12 đến 15 được thiết kế dựa trên cảm hứng từ đường đua Monaco.

Cuối đoạn thẳng thứ 2 sẽ là 1 khúc cua trái trước khi tới khu vực đường đua thách thức xe của các đội về mặt kỹ thuật mà cụ thể là sự hiệu quả của thiết kế khí động học, sự cân bằng của khung gầm (chassis balance) với hàng loạt khúc cua trái, phải liên tiếp ở tốc độ cao trước khi trở về đoạn thẳng chính với vạch đích.

Góc cua 16 đến 19 khiến khán giả liên tưởng tới đường đua Suzuka, Nhật Bản với những góc cua trái phải xen kẽ nhau liên tiếp

Khu vực pit với đường vào và ra pit cũng là một thiết kế hết sức thú vi khi đường "pit in" bỏ qua cua 22 (cua cuối) và đường "pit out" bỏ qua cua số 1. Thiết kế này sẽ khiến thời gian vào pit thay lốp ngắn hơn và sẽ là lựa chọn cho các đội áp dụng chiến thuật under-cut để vượt xe đối phương hay thậm chí "mời gọi" khả năng áp dụng chiến thuật 2-pit thay vì chỉ 1 lần vào pit.

Thông qua hình ảnh mô phỏng đường đua phố tại Việt Nam này sẽ khiến các đội đau đầu trong việc lựa chọn setup phù hợp cho chiếc xe. Thiên về top speed với ít drag để tận dụng các đoạn thẳng dài hay setup chiếc xe cho phần đòi hỏi kỹ thuật và sự cân bằng khí động học cho sector 3 sẽ đòi hỏi tự tinh toán kỹ lưỡng của các đội.

Điểm hạn chế của các đường đua trong phố, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội là chúng ít có sự thay đổi về cao độ. Tuy nhiên với khu vực pit building và phía sau của nó nơi có hàng loạt khúc cua trái phải tốc độ cao là khu vực xây mới thì việc thay đổi cao độ ở khu vực này là việc hoàn toàn có thể thực hiện.

Nếu vậy khúc này sẽ hứa hẹn là cung đường đầy thử thách các tay đua với các khúc cua đổi hướng liên tiếp ở tốc độ cao cùng với sự thay đổi cao độ. Đây sẽ là các khúc cua khuất tầm nhìn (blind turn) và các tay đua sẽ gặp hạn chế khi nhắm các đỉnh cua để điều khiển chiếc xe.

Những mong đợi từ F1 tại Việt Nam

Sự hấp dẫn và kịch tính của đường đua phố F1 tại Việt Nam sẽ đến từ đoạn thằng dài 1.500m (cùng một vài đoạn thẳng 675m, 880m) với tốc độ tối đa được kỳ vọng sẽ lên đến 335 km/h. Xem kẽ và đó là những góc cua hẹp thay đổi giữa trái và phải liên tục đỏi hỏi các tay đua phải thực hiện những tình huống xử lý vào cua rất chính xác.

Đường đua phố tại Hà Nội có rất nhiều đoạn thẳng có chiều dài lớn

Các đoạn thẳng dài sẽ tạo rất nhiều thách thức cho các tay đua và đội đua. Đây sẽ là thời điểm mà các tay đua phải có những quyết định rất nhanh chóng để có được tốc độ tối đa. Đây cũng có thể được coi là cơ hội để các tay đua tranh giành vị trí trên đường đua.

Các bước tiếp theo cho đến năm 2020

Trong thời gian tới, đại diện F1 sẽ liên tục đến Việt Nam để kiểm soát kỹ hơn quá trình xây dựng đường đua phố tại Việt Nam. Sau đó, Charlie Whiting – Giám đốc đường đua của FIA cùng với một số bộ phận có liên quan sau khi kiểm tra chất lượng đường đua cũng như các yếu tố an toàn sẽ cấp giấy phép cho đường đua này.

Từ này đến tháng 4 năm 2020 cho một dự ấn đường đua mới không phải là quá dài. Sẽ còn rất nhiều việc phải làm để một chặng đua được bắt đầu. Tại thời điểm hiện tại, thiết kế đường đua, công tác an toàn, khu vực kỹ thuật, khán đài….đang được gấp rút hoàn thành. Sau khi được thống nhất, dự án xây dựng đường đua phố F1 tại Việt Nam sẽ chính thức bắt đầu.

Lan Pham - Hội An

Nguồn Ôtô Xe Máy: http://www.otoxemay.vn/tin-moi/duong-dua-pho-f1-tai-viet-nam-duoc-ra-doi-nhu-the-nao