Đường cao tốc, quốc lộ ở nước ngoài có cho phép đi bộ?

Các nước khu vực Bắc Mỹ, châu Âu có quy định rất rõ ràng về phần đường, gần như không bao giờ ôtô, xe gắn máy và người đi bộ cùng lưu thông trên một phần đường.

Vụ tai nạn thảm khốc ở Hải Dương ngày 21/1 khiến nhiều người chết và bị thương một phần nguyên nhân là do cầu vượt dành cho người đi bộ thiết kế thiếu hợp lý. Lối xuống cầu vượt dẫn thẳng vào phần đường dành cho xe máy và xe thô sơ, lại không có rào chắn ngăn cách với phần đường ôtô, gây nguy hiểm cho người đi bộ. Vị trí mô phỏng đoàn người (đường màu cam) đi hướng lên cầu vượt đi bộ khi bị xe tải đâm. Ảnh: Trần Anh.

Vụ tai nạn thảm khốc ở Hải Dương ngày 21/1 khiến nhiều người chết và bị thương một phần nguyên nhân là do cầu vượt dành cho người đi bộ thiết kế thiếu hợp lý. Lối xuống cầu vượt dẫn thẳng vào phần đường dành cho xe máy và xe thô sơ, lại không có rào chắn ngăn cách với phần đường ôtô, gây nguy hiểm cho người đi bộ. Vị trí mô phỏng đoàn người (đường màu cam) đi hướng lên cầu vượt đi bộ khi bị xe tải đâm. Ảnh: Trần Anh.

Ở các nước như Mỹ, Canada, người đi bộ không được phép lại gần đường quốc lộ, cao tốc. Tốc độ trung bình ở những đường cao tốc ở Mỹ là từ 100 đến 120 km/h, việc người đi bộ lưu thông trên những con đường thế này cực kỳ nguy hiểm. Đường cao tốc, quốc lộ ở Mỹ gần như không bao giờ có sự xuất hiện của người đi bộ. Ảnh: Livetrucking.com

Đường cao tốc, đường quốc lộ thường được xây cách xa khu vực dân cư sinh sống, tránh khói bụi, tiếng ồn và giảm thiểu các nguy cơ cho khách bộ hành. Các chuyên gia cũng khuyên người dân nên sống xa các khu vực đường lớn bởi nhiều nguy cơ về sức khỏe. Ảnh: Pixabay.

Cầu vượt cho người đi bộ được xây dựng kiên cố, có lối xuống cách xa khu vực đường dành cho các phương tiện lưu thông và bắt buộc phải có các rào chắn ngăn cách đảm bảo an toàn. Cầu đi bộ Epping ở Australia. Ảnh: rms.nsw.gov.au.

Theo các quy định ở Mỹ, một cầu vượt đi bộ cần cách xa đường dành cho các phương tiện ít nhất 6 m. Ngoài nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho người đi bộ, những cây cầu này còn cho phép cả người đi xe đạp sử dụng. Ảnh: rms.nsw.gov.au.

Cũng giống như ở Việt Nam, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, sang đường trên các đoạn có vạch kẻ. Thường ở những chỗ sang đường có hệ thống đèn báo hiệu điều khiển bằng nút bấm để các lái xe có thể dừng lại. Người đi bộ phải bấm nút và chờ có báo hiệu được phép mới được sang đường. Trong ảnh là một đoạn đường ở TP San Francisco, Mỹ. Ảnh: Tampa Bay.

Ở Mỹ, xe máy phân khối lớn được phép lưu thông chung với ôtô trên đường cao tốc. Tuy nhiên, tốc độ của các xe tối thiểu là 70 km/h, nếu thấp hơn sẽ bị cảnh sát xử phạt. Ảnh: Los Angeles Times.

Mỗi năm, khoảng 6.000 người đi bộ thiệt mạng ở Mỹ vì các tai nạn liên quan đến xe hơi, các báo cáo cũng chỉ ra rằng người đi bộ có khả năng thiệt mạng cao gấp rưỡi so với người ngồi trong ôtô. Ảnh: stuff.co.nz.

Ở những khu vực tập trung nhiều trường học, trẻ em, ở gần những đoạn đường lớn thường có những người làm công tác cảnh báo an toàn, dựng biển chỉ dẫn dừng lại để người và xe cộ có thể qua đường an toàn hơn. Ảnh: TampaBayTimes .

Bên cạnh đó, ở các nước này, tài xế cần vượt qua ít nhất 4 lần thi sát hạch, mỗi lần thi cách nhau từ 1 đến 2 năm để đảm bảo đủ điều kiện có thể lưu thông trên cao tốc. Ở Canada, sau khi thi sát hạch để lấy bằng lý thuyết, lái xe phải chờ thêm từ 1 đến 2 năm mới có thể thi lấy bằng để lái xe trên cao tốc dưới sự giám sát của người khác, và thêm 1-2 năm nữa mới được tự lái xe trên cao tốc. Ảnh: Wheels.ca.

Ở Mỹ và Canada, người đi bộ sẽ bị phạt nếu không đi đúng phần đường, qua đường khu vực không có vạch kẻ, số tiền phạt có thể lên tới 200 USD (khoảng 4,5 triệu đồng). Ảnh: Unplash.com.

Sơn Hà

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/duong-cao-toc-quoc-lo-o-nuoc-ngoai-co-cho-phep-di-bo-post911095.html