Được mùa mất giá: Đã có giải pháp nhờ công nghệ 4.0?

Tình trạng được mùa mất giá tại Việt Nam không còn xa lạ với người nông dân, nhiều giải pháp đưa ra mang tính 'giải cứu' tạm thời, không giải quyết vấn đề thị trường lâu dài cho người sản xuất. Liệu ứng dụng công nghệ 4.0 có làm được điều này?

"Điệp khúc" hát mãi

Các cụm từ “đến hẹn lại lên”, “điệp khúc giải cứu” nông sản, “được mùa mất giá”… đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam từ vài năm trở lại đây. Người nông dân tạo ra sản phẩm rồi rớt giá, bán rẻ không ai mua, cho cũng chẳng ai lấy để rồi đổ cho… bò. Các chiến dịch giải cứu chỉ mang tính “ném đá ao bèo”, rồi lại giải cứu. Cứu tới bao giờ đây?

Cựu Thủ tưởng Thái Lan đánh giá cao ý tưởng vì cộng đồng

Nông sản Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Trong khi hàng nông sản hai nước có nhiều tính tương đồng cả về chủng loại lẫn thời vụ; khâu bảo quản, đóng gói của các cơ sở thu mua, xuất khẩu vẫn hết sức sơ sài; yếu kém của các Hợp tác xã trong việc lập kế hoạch tìm đầu ra cho sản phẩm; địa phương chỉ chú trọng hướng dẫn kỹ thuật mà “quên” giúp nông dân lập kế hoạch sản xuất bài bản dựa trên nhu cầu của thị trường khiến hoạt động sản xuất của nông dân mang tính tự phát, hàng hóa ứ đọng, chỗ cần không có chỗ bán không trôi…

Một điều đáng chú ý là người nông dân rất thiếu thông tin thị trường, cầu khó gặp cung nên dễ lạc vào ma trận tự phát, lợi nhuận ít mà rủi ro lớn, sản phẩm không mang tính chuyên sâu, tinh tế.

Nhiều bài toán công nghệ đặt ra nhưng mới chỉ tập trung vào đổi mới phương thức sản xuất, kỹ thuật mà chưa chú trọng khâu kết nối cung cầu, loại bỏ trung gian để tìm kiếm thị trường thực nhằm tăng hiệu quả nền nông nghiệp Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho biết: “Thời đại công nghệ 4.0, việc doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác cần chủ động đón đầu, ứng dụng công nghệ mới để kết nối người mua và người bán. Điều này có vai trò quan trọng trong tăng cường hiệu quả nền nông nghiệp Việt Nam”.

Ứng dụng công không đơn thuần chỉ là kết nối cung cầu mà còn liên quan tới minh bạch sản phẩm trên thị trường, tạo hiệu ứng tốt từ người tiêu dùng:

“Để người tiêu dùng đón nhận sản phẩm nông nghiệp cần phải quan tâm tớ vấn đề minh bạch thông tin. Do người tiêu dùng chưa rõ sản phẩm, biết rõ nguồn gốc nên mới dẫn đến thực trạng sản phẩm tốt vẫn không thể tiêu thụ được”, TS. Đào Thế Anh – Phó Giám đốc VAAS, nhận định.

Nhiều khảo sát cũng chỉ ra, người tiêu dùng rất quan tâm tới sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng nhưng cũng lo ngại trước việc loạn truy suất nguồn gốc. Vì vậy, sản phẩm nông dân làm ra dù tốt cũng dễ bị hoài nghi và không tìm được dầu ra, bị phụ thuộc vào thương lái.

Blockchain là tất yếu

Bài toán khó của các nhà quản lý tại Việt Nam chỉ được giải quyết khi nền tảng công nghệ 4.0 được áp dụng, kết nối trực tiếp bên sản xuất với bên tiêu thụ, bỏ qua bước trung gian để hạn chế nhiều loại chi phí không đáng có, hình thành nên cung ứng. Như vậy, sản phẩm tốt sẽ có thị trường, giá bán giảm, tăng sức cạnh tranh. "Điệp khúc" giải cứu sẽ không ngân nga mãi được.

Ông Vũ Trường Ca – Chủ tịch HĐQT LinaNetwork

Ông Vũ Trường Ca – Chủ tịch HĐQT LinaNetwork, tại Lễ ký kết hợp đồng với 3 tập đoàn nông nghiệp lớn trên thế giới như Tập đoàn ChokChai, Tập đoàn SAP Siam Food International Co.Ltd và Tập đoàn AIM Thái, ở Thái lan cho biết: “Trong cuộc cách mạng 4.0, có 3 loại công nghệ sẽ là xu thế Công nghệ chính yếu là Blockchain – Bigdata – Trí tuệ nhân tạo. Công nghệ mới này mang nhiều tiềm năng để phát triển nền kinh tế, văn hóa và cả xã hội của một quốc gia”.

Ngoài ra, Lina Network đã ký kết hợp tác với 5 đơn vị của Thái Lan: Lawola Thai Herb Tech Co.Ltd chuyên về dược; Kongfawattanawtt Co.Ltd hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Journey South Travel Co.Ltd hoạt động trong lĩnh vực du lịch; P.P Plus Real Estate Co.Ltd hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và Pumeesin 99 Co.Ltd; một công ty đại diện cho tỉnh Chonburi chuyên kinh doanh về các đặc sản, cùng sự có mặt của nhiều trường đại học danh tiếng ở Thái Lan.

Đáng chú ý trong lễ ký kết có sự xuất hiện của ông Abhisit Vejjajiva – Cựu Thủ tướng Thái Lan. Ông cũng chia sẻ về tính kết nối trong hệ sinh thái công nghệ Blockchain.

Theo ông Vũ Trường Ca – Chủ tịch HĐQT LinaNetwork, công nghệ LinaNetwork giải quyết vấn đề tồn đọng của nông sản Việt Nam ở điểm: Lina Supplychain nằm trong một hệ sinh thái công nghệ Blockchain rộng lớn bao gồm nhiều nhà kinh doanh và người dùng. Kết nối trực tiếp hai yếu tố đó lại đề tìm đầu ra, cũng như dựa vào thông số giao dịch hiển thị minh bạch mà người dùng tự dự đoán thị trường. Tất cả dữ liệu đầu vào để tạo ra một sản phẩm phải được nhập minh bạch nếu không sẽ tự bị đào thải, vì khách hàng có thể kiểm tra quy trình sản xuất, kỹ thuật thông qua mã QR.

Bích Phương - Hoàng Nam

Nguồn TH&PL: http://thuonghieuvaphapluat.vn/duoc-mua-mat-gia-da-co-giai-phap-nho-cong-nghe-40-102349