Đừng tưởng lê là trái cây lành mà ăn thả cửa, tránh ngay những tác dụng cực hại

Ngoài những tác dụng cực tốt về dinh dưỡng cũng như có công dụng trị bệnh, quả lê cũng sẽ thành chất gây hại nếu sử dụng không đúng hay ăn cùng thực phẩm kiêng kỵ.

Quả lê ăn quá nhiều gây hại cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa

Quả lê ăn quá nhiều gây hại cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa

Không chỉ nổi tiếng với vị ngọt mát, lê còn cung cấp những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Loại quả này giúp bạn duy trì cân nặng, cải thiện tiêu hóa,...

Đông Y cho rằng, quả lê có tính mát, ngọt dịu hơi chua có tác dụng hạ áp, thanh nhiệt, lợi tiểu, trị ho, tiêu đờm, giải khát rất tốt. Không những vậy, trong lê còn chứa chất chống oxy hóa giúp làm đẹp da, xây dựng hệ miễn dịch hoàn hảo cho cơ thể.

Thông thường mọi người đều nghĩ rằng quả lê là thực phẩm “lành tính” nhất nên không thể gây phản ứng khi ăn nhiều hay ăn cùng các thực phẩm khác. Đây là sai lầm rất thường gặp.

Sự thật là có rất nhiều thực phẩm tối kỵ khi ăn cùng với quả lê. Nếu ta cứ liều lĩnh kết hợp thì không những không có tác dụng mà còn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Hơn thế nữa, bạn không nên tùy tiện ăn quá nhiều quả lê dễ dẫn đến phản tác dụng. Sử dụng quá nhiều lê có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa do dư thừa fructose trong cơ thể. Rối loạn tiêu hóa có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.

Có nhiều thực phẩm kiêng ky không nên ăn với quả lê.

Những thực phẩm không nên ăn với lê:

- Quả lê kỵ rau dền: Nếu sau khi ăn một bữa rau dền và ăn quả lê bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.

- Quả lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

- Quả lê kỵ củ cải trắng: Bởi Ceton đồng có trong những lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

- Quả lê kỵ nước nóng: Quả lê không nên dùng chung với nước nóng. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước nóng, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.

Quả lê Việt Nam (quả Mắc cọp, lê rừng).

Minh Khôi (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/dung-tuong-le-la-trai-cay-lanh-ma-an-tha-cua-tranh-ngay-nhung-tac-dung-cuc-hai-a332670.html