Đừng tưởng bánh mỳ ngon mà ăn liên tục vì chúng có thể gây hại cho những người dưới đây

Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng natri trong cơ thể sẽ tăng đáng kể, một lát bánh mỳ sẽ không gây tác hại ghê gớm nhưng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Bánh mỳ là món ăn phổ biến trên thế giới và dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mỳ thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nếu lạm dụng ăn bánh mỳ sẽ dễ dẫn tới tình trạng tiểu đường, béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Các thành phần chính trong bánh mỳ thường là lúa mỳ. Trong lúa mỳ có chứa một loại protein được gọi là gluten. Theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột. Đáng báo động hơn, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.

Gluten trong bánh mỳ khó tiêu hóa, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như táo bón, rối loạn tiêu hóa nếu ăn thường xuyên, đặc biệt ở người già và trẻ em.

Bánh mỳ đáp ứng nhu cầu khi đói, nhưng nó lại thiếu giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên ăn bánh mỳ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Không những thế, bánh mỳ còn là nguyên nhân làm giảm hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Các axit phytic trong lúa mỳ sẽ tạo phản ứng hóa học với các chất kẽm, sắt, canxi, không tạo thành chất dinh dưỡng. Đồng thời gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, làm cho các chất dinh dưỡng không còn hiệu quả...

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mỳ thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mỳ thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Ảnh minh họa

Bạn không nên ăn nhiều bánh mỳ nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

Người tiêu hóa kém, táo bón

Trong thành phần của bánh mỳ có gluten, gây khó tiêu. Chính vì vậy nếu bạn tiêu hóa kém hoặc đang táo bón thì không nên ăn nhiều bánh mỳ. Đặc biệt, trẻ nhỏ hoặc người già càng không nên ăn nhiều bánh mỳ, bởi nó dễ gây rối loạn tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe về sau.

Người bị tim mạch, tiểu đường

Trong thành phần dinh dưỡng của bánh mỳ có một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa, đường huyết tăng cao.

Người bị thừa cân, béo phì

Bánh mỳ gần như không có vi chất dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì. Chỉ 2 lát bánh mì sandwich đã chứa xấp xỉ 400 calo. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân thì hãy loại bánh mì ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Người mắc bệnh tim, cao huyết áp

Trong bánh mỳ có một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe của mình, những người có tiền sử bệnh về tim và cao huyết áp không nên ăn nhiều bánh mỳ.

Người bị bệnh thận

Trên thực tế, hầu hết các loại bánh mỳ, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối, nhất là các loại bánh mì dưới dạng hamburger, pizza hay sandwich. Nếu ăn chúng nghĩa là bạn đang nạp một lượng muối vượt mức vào cơ thể, với người bệnh thận thì điều này gây nguy hiểm.

Người đang mệt mỏi, stress

Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người thường dùng bánh mỳ trong các bữa ăn và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi của cơ thể.

Vũ Đậu (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/dung-tuong-banh-my-ngon-ma-an-lien-tuc-vi-chung-co-the-gay-hai-cho-nhung-nguoi-duoi-day-a337128.html