Đừng phí lời với tiểu nhân chỉ cần làm 1 việc là đủ

Trong một số trường hợp, có nhiều điều bạn nhìn thấu nhưng không cần thiết nói ra. Đó cũng là một loại tôn trọng.

Hiểu nhưng không chấp

Một thanh niên mới ra trường đến làm một công ty nọ. Một lần, anh ta cùng với các tiền bối chung bộ phận đi ăn cơm tối. Sau ba vòng rượu, một người không nhịn được bắt đầu khoe khoang, vừa mở miệng đã nói bản thân mình giỏi cỡ nào, thuyết phục được khách hàng đầu tư đơn hàng mấy tỷ ra sao...

Rượu vào lời ra, nói cho đã đời, nhưng ai còn tỉnh táo đều hiểu được anh ta chỉ đang khoe mẽ giả dối. Bởi vì người chấp hành đơn hàng đó chính là đàn anh ngồi cạnh thanh niên nọ mà không phải anh ta.

Lần đầu tiên anh ta khoe khoang, tôi và đàn anh chỉ nhìn nhau không nói gì. Nhưng đến lần thứ hai, thứ ba, thanh niên nọ vô cùng khó chịu, muốn vạch trần cái người đang đứng nói phét kia.

Thế nhưng đàn anh đã ra hiệu bằng ánh mắt ngăn cản. Sau bữa tối, đàn anh nói với thanh niên nọ, người kia chỉ muốn chứng minh bản thân. Người có hiểu biết, tất sẽ phân biệt trắng đen.

Những "chiêu độc" giúp bạn đối phó với tiểu nhân

1. Tốt thôi đừng tốt quá: Lương thiện là tốt nhưng không được nhu nhược, phải biết được nên tốt với ai, để không bị thua thiệt. Với kẻ tiểu nhân, ta đối đãi theo cách dành cho kẻ tiểu nhân, miễn sao trong lòng không hối hận là được.

2. Đừng bao giờ thân thiết với kẻ tiểu nhân: Thân thiết với kẻ tiểu nhân thứ nhất bạn bị coi thường, thứ hai lâu dần bạn sẽ trở thành kẻ như vậy mà thôi. Họ có thể không làm gì bạn, nhưng chắc chắn bạn sẽ bị ảnh hưởng.

3. Năng lượng không phải để dành tranh cãi với tiểu nhân: Tranh luận với tiểu nhân, kiến thức chẳng thu về nhưng tác hại sẽ đầy rẫy.

4. Yếu đuối khiến bạn bị hèn yếu trước kẻ tiểu nhân: Bạn phải luôn kiên cường, đừng bao giờ mềm lòng bởi những lời ngon ngọt của kẻ tiểu nhân.

Theo Xuân Quỳnh/ Khoevadep

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dung-phi-loi-voi-tieu-nhan-chi-can-lam-1-viec-la-du-1452498.html