Dùng đũa quá lâu có gây ung thư không, sử dụng thế nào cho đúng?

Đũa là vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong mỗi bữa ăn không thể tách rời nó. Đũa được dùng trong thời gian dài có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn vì chúng chứa nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây hại.

Đũa thực sự có thể gây ung thư?

Nhiều người nghĩ rằng đũa sẽ bị mốc và sinh ra độc tố aflatoxin sau khi sử dụng lâu ngày. Tuy nhiên, đũa không phải là thực phẩm và sẽ không phát triển độc tố aflatoxin.

Trong trường hợp bình thường, chỉ khi đũa bị nứt hoặc không được làm sạch, thường xuyên ăn các loại ngũ cốc, hạt và các loại thức ăn có dầu. Sau khi thức ăn này bám lâu ngày vào đũa và bị mốc thì đũa mới có thể bị ố vàng, chứa độc tố gây ung thư

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mặt khác, đũa rất dễ bị biến dạng và nứt vỡ sau khi sử dụng lâu ngày, dễ bị mốc sau khi bị ẩm. Vì vậy, do thức ăn bám vào đũa, sử dụng lâu ngày và mòn trên bề mặt đũa, đũa thực sự có thể bị mốc, nhưng một số loại nấm mốc không gây hại cho cơ thể; nói chung, aflatoxin sinh ra với số lượng ít. Chỉ khi chất độc đạt đến một liều lượng nhất định mới có nguy cơ gây ung thư.

Cách sử dụng đũa an toàn

Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần chúng ta lựa chọn, sử dụng, bảo quản, thay thế đũa hợp lý thì có thể giảm thiểu rủi ro đến mức cao nhất.

Thay đũa thường xuyên và sử dụng không quá 3 tháng

Màu sắc của đũa sẽ đậm dần hoặc nhạt dần theo tần suất sử dụng. Việc đũa đổi màu chủ yếu do thức ăn, không khí, chất tẩy rửa và các chất cặn bã bám trên đũa trong quá trình sử dụng. Tất nhiên, sự bám dính và tích tụ lâu ngày của vi khuẩn cũng là một nguyên nhân chính khiến đũa bị đổi màu. Nên thay đũa ba tháng một lần.

Đũa bị mốc sau lâu ngày sử dụng.

Lau khô đũa sau khi rửa để tránh nấm mốc phát triển

Đũa gia đình đa phần là đũa tre, đũa gỗ, người ta quen rửa đũa rồi cho trực tiếp vào tủ hoặc hộp đựng đũa, nhưng lúc này, trong môi trường ẩm ướt rất dễ sinh nấm mốc, khiến bề mặt đũa bị mốc.

Nên rửa đũa hàng ngày và cho vào tủ sau khi phơi hoặc sấy khô, ngoài ra nên thường xuyên đun sôi và khử trùng (đun nước sôi nửa tiếng mỗi tuần) để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

Để ý kỹ đũa bằng cách ngửi và quan sát xem chúng có bị mốc không

Đũa gỗ tre rất dễ bị nấm mốc trong môi trường ẩm ướt, trong trường hợp bình thường, chỉ cần độ ẩm đến một mức nhất định là có thể xuất hiện các vết mốc trong khoảng một ngày.

Nên luôn chú ý đến đũa bằng cách ngửi và quan sát, nếu có bất kỳ thay đổi rõ ràng (vết mốc, đốm không phải màu của tre) hoặc mùi ẩm mốc, hãy ngừng sử dụng.

Rửa sạch đũa mới

Vì đũa dễ bị nhiễm các chất độc hại trong quá trình sản xuất và vận chuyển nên đũa mới cũng cần được vệ sinh và khử trùng hợp lý. Đối với đũa mới mua về, nên chần sơ qua nước sôi khoảng nửa tiếng rồi rửa lại bằng vòi nước.

Nên sử dụng giá đỡ đũa rỗng với đầu đũa úp ngược

Sử dụng các dụng cụ đựng đũa rỗng, thường có lỗ thoát nước bên dưới, có thể tránh nước tiếp xúc lâu dài với đũa và giá đỡ đũa. Nên úp ngược đũa để thể giảm thiểu số lượng vi sinh vật.

Vệ sinh ống đũa, hộp đựng đũa thường xuyên

Hộp đựng đũa sẽ luôn bị dính nước trong quá trình bảo quản và phần đáy dễ bị mốc theo thời gian, đặc biệt đối với đũa tre, nên vệ sinh thường xuyên và đúng cách để tránh hư hỏng.

T. Linh (Theo Aboluowang) - Theo GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/dung-dua-qua-lau-co-gay-ung-thu-khong-su-dung-the-nao-cho-dung-113754-9.html