Đừng dại đùa với Hạm đội tàu sân bay Mỹ!

Mỹ có thể mất đi một số ưu thế quân sự trước Nga, nhưng về cơ bản Mỹ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới…

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78)

Mới đây, Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc (PLAN) La Viện nói rằng, chỉ cần đánh chìm 2 tàu sân bay làm thiệt mạng 10.000 quân nhân Mỹ trên đó là Mỹ run sợ, co rúm lại luôn…Lúc đó vấn đề Biển Đông, (chắc là cả Đài Loan, ẩn ý) sẽ được giải quyết…

Tướng La Viện cho rằng, các tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình của PLAN hiện đủ sức xuyên thủng các lớp phòng thủ của hạm đội hộ tống, từ đó tấn công trực diện vào tàu sân bay Mỹ…

Quả thật, trước đây chúng ta đã nghe rất nhiều tuyên bố của ông La Viện từ Golbal Times rất hiếu chiến nhằm quốc gia láng giềng và ông tự coi mình là “diều hâu tỉnh táo”.

Đã lâu vắng các tuyên bố của ông thì bổng nhiên xuất hiện một tuyên bố vang trời như vậy. Cứ tưởng ai đó “bịa đặt”, nhưng đọc các bình luận trên báo Việt, báo nước ngoài thì đúng là ông nói như vậy…

1, Ở góc nhìn quân sự

Thế giới hiện tại lưu ý cho, toàn bộ học thuyết quân sự về sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ dựa trên việc sử dụng 12 nhóm tàu sân bay (CSG) tấn công mạnh nhất (nay chỉ còn 11) của Mỹ vẫn đã, đang có giá trị răn đe và là nắm đấm mạnh, khủng khiếp cho bất cứ ai dám đụng vào.

Cơ cấu chính của 1 CSG: 1 tàu sân bay, 2 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm tên lửa, 1-2 khinh hạm săn ngầm, 1-2 tàu ngầm nguyên tử tấn công và các tàu hậu cần.

Là chiến hạm có trọng tải lớn nhất trong CSG, nhưng tàu sân bay chỉ đơn thuần là sân bay cho các đơn vị chiến đấu cơ F/A-18EF Super Hornet đa nhiệm (phòng thủ, tấn công…) và điều phối hoạt động hạm đội với khả năng phòng thủ tối thiểu.

Đảm bảo phòng không của CSG là các tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke thông qua sự kết hợp của các hệ thống điều phối hỏa lực Aegis, tổ hợp SM-2, SM-3. Ngoài ra, các chiến hạm này cũng đảm bảo khả năng tấn công vào đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk.

Nhiệm vụ chống ngầm, ngoài tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia còn là trực thăng đa nhiệm MH-60 Seahawk và các hệ thống sonar thủy âm, thiết bị gây nhiễu, mồi bẫy trên các chiếm hạm trong CSG.

Trong cơ cấu này, có thể thấy, máy bay F/A-18EF Super Hornet thực sự được coi như là “lưỡi hái của thần chết” và do đó, tác chiến bằng không quân là phương án tác chiến chủ công mang tính quyết định kết thúc chiến dịch của khối chiến đấu này.

Với sự bảo vệ như vậy, theo tính toán của chuyên gia quân sự Nga, Hải quân Trung Quốc, muốn tiêu diệt được nó thì phải mất 40% lực lượng.

Riêng tuần dương hạm lớp Ticonderoga có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không, và theo các chuyên gia Trung Quốc đã tính, phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.

Dựa trên CSG, cùng với hơn 500 quả Tomahawk, Mỹ thực hiện chiến thuật “tác chiến Không –Biển” siêu việt mà cho đến nay là nỗi kinh hoàng, khủng khiếp cho bất cứ quốc gia nào ven biển, kể cả Trung Quốc.

Trung Quốc đối phó với chiến thuật tác chiến không-biển của Mỹ bằng chiến thuật A2/AD.

Tuy nhiên, A2/AD mới được biết được trên lý thuyết, quảng cáo, chưa thấy “sát thủ diệt tàu sân bay” DF-26, hay DF-31 thử mục tiêu bao giờ, trong khi đó CSG của Mỹ là thật.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/dung-dai-dua-voi-ham-doi-tau-san-bay-my-3372448/