Dùng chung tai nghe và nguy cơ mắc hàng loạt bệnh

Nhiều người vô tư cho người khác mượn tai nghe, để rồi sau đó cay đắng nhận ra những vấn đề liên quan tới sức khỏe như bị bọ ve, nấm tai... đang mắc phải bắt nguồn từ chính vật dụng tưởng chừng như vô hại này.

Bọ ve tai

Những con bọ chét, bọ ve đã được tìm thấy trong ống tai nghe. Những sinh vật phiền phức này thường được tìm thấy ở động vật nhưng chúng cũng có thể đi vào tai người.

Giả sử bạn của bạn đang nuôi một con chó nhỏ, điều đó càng tăng khả năng lũ bọ ve này bò tứ tung trong nhà và ký sinh trong tai. Nếu mượn tai nghe của người này, chắc chắn bạn sẽ bị lây những con bọ ve.

Vi khuẩn và virus gây bệnh

Môi trường trong tai là nơi ẩm ướt, rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vậy nên, việc đeo chung tai nghe với những người mà tai có nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh thì vô tình bạn cũng bị truyền sang.

Các loại tai nghe, đặc biệt lại loại có mút cao su nhằm cách âm tốt với bên ngoài sẽ khiến tai bạn bị bít chặt. Tai sẽ không thể lưu thông khí, môi trường bên trong dần dần tăng nhiệt và độ ẩm, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Đó là còn chưa kể, chiếc tai nghe trước đó đã được để ở những nơi như túi xách, mặt bàn hay thậm chí là rơi xuống đất,... nên đã chứa cả ổ vi khuẩn rồi. Vậy nên, việc bạn thường xuyên đeo tai nghe dù là của chính mình thì cũng là điều không nên.

Thế thì càng có lý do để bạn không nên mượn hoặc cho người khác mượn tai nghe vì bạn đâu biết chiếc tai nghe đó đã được sử dụng và vệ sinh như thế nào.

Dính trứng gián trong tai

Gián ở trong tai người thực sự phổ biến không thua kém gì so với bọ ve. Chắc chắn, bạn sẽ không đặt tai nghe vào tai nếu nhìn thấy một con gián trên nó, nhưng những gì không nhìn thấy sẽ là trứng gián. Khi sử dụng tai nghe này, rất có thể trứng gián sẽ rơi vào trong tai và nở con trong đó.

Nấm tai

Bạn đã bao giờ bị đau tai? Nếu có, chắc hẳn bạn biết nó khó chịu như thế nào. Khoảng 7% những người bị đau tai được chẩn đoán là có nấm trong tai.

Nấm này được lây nhiễm khi chia sẻ tai nghe giữa 2 hoặc nhiều người. Việc lây nhiễm nấm tai giống như bệnh cúm, do đó bạn không nên cho người khác mượn hoặc chia sẻ tai nghe chung.

Tuy nhiên, tai nghe có thể trở thành nguy cơ đối với sức khỏe nếu bạn dùng chung tai nghe với người khác.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tai nghe tạo ra rất nhiều vi khuẩn từ tai như: Pseudomonas( trực khuẩn mủ xanh), tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Các vi khuẩn sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng tai nghe khi tập thể dục, vì gia tăng độ ấm và độ ẩm khiến vi khuẩn hình thành dễ dàng hơn.

Trên thực tế thì những loại vi khuẩn này không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe, nhưng nếu số lượng vi khuẩn quá nhiều, hoặc nếu vi khuẩn mới xâm nhập sâu vào tai của bạn, nó có thể gây ra nhiễm trùng tai vô cùng nguy hiểm.

Các chuyên gia nghiên cứu phát hiện: Sau khi đeo tai nghe 1 giờ, số lượng vi khuẩn trong tai đã gia tăng gấp hơn 700 lần. Lý do sau khi cài tai nghe, do không được thông thoáng nên nhiệt độ phía bên trong tai lập tức tăng lên, thúc đẩy các vi khuẩn có sẵn ở bề mặt tai nghe sản sinh rất nhanh. Lúc đó, chỉ cần lớp da bên trong tai có chỗ bị xây xát nhẹ là có thể dễ dàng gây các biến chứng viêm tai.

Rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi dùng chung tai nghe

Rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi dùng chung tai nghe

Từ thực tế đó, các chuyên gia khuyến cáo: Cứ sử dụng tai nghe (earphones) nửa giờ thì nên tháo ra chừng 2 phút cho bên trong tai được "thông thoáng" một lúc để có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, chuyên gia vi trùng Kelly Reynolds, phó giáo sư khoa sức khỏe môi trường tại Đại học Arizona nói rằng lỗ tai chúng ta chứa đầy ráy tai, tế bào da chết và vi khuẩn.

Do đó mà mỗi khi dùng chung tai nghe, những thứ đó sẽ bám cả vào chúng. Sau khi tai nghe bị dính chất nhờn và bị ẩm sau khi nằm trong lỗ tai bạn, chúng sẽ dễ dàng "thu hút" đủ thứ khác từ môi trường bên ngoài.

Tuy rằng ráy tai là vô hại nhưng chúng ta hay có thói quen để tai nghe bừa bãi đủ thứ trong túi xách, túi quần hay mặt bàn làm việc. Và tất nhiên cũng chẳng ai lạ gì mấy chỗ đó thì chứa hàng tỷ con vi khuẩn.

Việc vi khuẩn bẩn thỉu đó bám vào tai nghe và truyền từ người này sang người khác khi dùng chung là điều không quá ngạc nhiên.

Nguyễn Linh

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/dung-chung-tai-nghe-va-nguy-co-mac-hang-loat-benh-76961.html