Dựng chòi giữ rừng 'ngàn năm' tuổi

Tôi lội qua vũng sình lầy nước lút đầu gối, dựa lưng vào gốc thủy tùng hàng trăm năm tuổi để gió thổi thốc vào người. Nơi tôi và chàng cán bộ bảo tồn thủy tùng tên Hải dừng chân, trước từng tồn tại một cánh rừng thủy tùng bạt ngàn. Ấy thế nhưng thời gian cùng tác động của con người thật khốc liệt! Trước mắt tôi giờ chỉ trơ trọi 'lão' thủy tùng già nua, nham nhở. 'Đi tiếp anh ơi. Qua đám rẫy này sẽ đến quần thể thủy tùng duy nhất tại Việt Nam', Hải giục tôi tiếp tục di chuyển về phía chòi canh trước khi trời tối…

Vào rừng ngàn năm

Từ câu chuyện cây thủy tùng hơn 500 tuổi tại Đác Lắc bị một số đối tượng chặt trộm đem bán để lấy tiền tiêu xài, chúng tôi liên hệ Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước (thủy tùng) Đác Lắc, tìm về xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, địa phương còn tồn tại một quần thể thủy tùng, để tìm hiểu về công tác bảo tồn và những câu chuyện thú vị chung quanh loài cây được giới nghiên cứu xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng trên thế giới.

Anh Trịnh Duy Hải, Phó Trạm trưởng Quản lý bảo vệ rừng thông nước (thuộc BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đác Lắc), dẫn chúng tôi vào trạm giới thiệu tổng quan về thủy tùng trước khi vào thực địa. Hải năm nay mới 27 tuổi nhưng có 5 năm sống và bảo vệ loài thủy tùng cùng người dân địa phương. Trạm anh hiện có sáu nhân viên chỉ tập trung quản lý… 21 cây thủy tùng. “Nhưng cũng đủ “toát mồ hôi” vì các cây phân bố rải rác trên một diện tích hơn 40 ha”, anh Hải khái quát.

Tại Đác Lắc, chỉ riêng hai huyện Ea H’leo và Krông Năng còn quần thể thủy tùng ở Việt Nam; khu bảo tồn Ea Ral (huyện Ea H’leo) còn 140 cây và khu bảo tồn Trấp K’sor (huyện Krông Năng) còn 21 cây. Hiện BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước đang tiếp tục phối hợp các chuyên gia tiến hành các biện pháp “hồi sinh” cây thủy tùng trong tự nhiên như nuôi cấy mô và ghép chồi vào rễ thở, đạt được thành công nhất định. “Số cây thủy tùng hiện còn trong các khu bảo tồn Ea Ral và Trấp K’sor là quần thể nhỏ với mật độ 40 - 50 cây/1.000 m² nên không thể thụ phấn. Hy vọng qua dự án bảo tồn thủy tùng, chúng ta sẽ gây dựng lại được rừng thủy tùng như xưa”, anh Hải nói.

Trạm quản lý bảo vệ thủy tùng tại huyện Ea Năng được thành lập năm 2013, thời điểm nạn chặt phá, săn lùng thủy tùng còn nóng bỏng. Giá gỗ thủy tùng thời điểm đó bị đẩy lên cao nên tình trạng đốn hạ cây diễn ra rầm rộ. Để bảo vệ quần thể thủy tùng cuối cùng, anh em trạm bảo vệ phải túc trực canh giữ 24/24 giờ trong rừng. Chưa yên tâm, anh em tình nguyện dựng chòi trong rừng trông thủy tùng. Chòi canh thường nằm trên khoảnh đất cao ráo, được dựng từ gỗ tạp ven rừng để tiện quan sát nếu có đối tượng lạ đột nhập đốn hạ cây.

Từ trên mỏm cao, tôi phát hiện vài cây thủy tùng nằm rải rác dưới sình lầy liền lội bộ đến gần. Sình lầy rộng lớn, ẩm ướt, trội hơn cả là những thân thủy tùng cao chót vót. Tôi chợt lo lắng đến sự an toàn của nhân viên trạm trong quá trình tuần tra trước nhưng ẩn họa dưới sình lầy. Anh Hải nhìn tôi nháy mắt: “Nơi nào còn hố bom, nơi nào sâu, nông tôi thuộc làu!”. Anh kể, vào mùa hạn ở Tây Nguyên, nước rút hết chỉ còn lớp thực bì khô khốc dày cộp theo thời gian. Các anh em mới vào trạm phải đi thực địa, ghi nhớ vị trí lồi lõm trên mặt đất để thuận lợi trong quá trình tuần tra, bảo vệ và bảo đảm tính mạng cho bản thân vào mùa nước ngập.

Bắt gặp một thân thủy tùng cháy xém cách nơi chúng tôi ngồi chừng 10 m, cỏ cây rậm rạp. Được biết, trước năm 2011, khi Khu bảo tồn Trấp K’sor chưa xây dựng đập thủy lợi, lớp thực bì do cây cỏ đóng thành từng lớp xếp chồng lên nhau. Chỉ một sơ xuất nhỏ lửa bén cũng khiến cánh rừng thủy tùng thành tro bụi. Quá trình hình thành và phát triển, các thân thủy tùng ngã rạp sau những đám cháy bị chôn vùi dưới lòng đất. Số còn đến hôm nay, phần bị cháy, phần do thiên tai mới thành ra nham nhở.

“Kiểm lâm” bất đắc dĩ

Bên cạnh công tác quản lý, bảo tồn quần thể thủy tùng quý hiếm, BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đác Lắc còn kết hợp giao khoán những cây thủy tùng nằm rải rác trên đất canh tác của dân địa phương. Chiều ngả bóng, chúng tôi băng qua con đường đất trơn nhẫy sâu hút, tiếp cận một cây thủy tùng cổ thụ ở thôn Quảng An. Cây cổ thụ này hiện do gia đình ông Y Phôr Niê hợp đồng với chủ rừng quản lý. Từ xa có thể quan sát cây bị sét đánh đen trùi trụi nửa thân. Cây to bốn người ôm không xuể, rễ nổi từng ụ như ổ mối giúp cây hô hấp mùa nước lớn.

Một người đàn ông cao tầm 1,6 m, tóc xoăn, cười lộ hàm răng trắng đều, di chuyển trong rẫy cà-phê tiến về phía chúng tôi. Sau vài lời giới thiệu, anh Y Phôr mới thổ lộ, khu vực mà chúng tôi đi qua từng là một cánh rừng thủy tùng hàng nghìn năm tuổi. Hơn 10 năm trước, thủy tùng bị săn lùng, nhiều người đổ xô vào khu vực sình Ea Kuang săn tìm cây bị ngã đổ dưới sình. Thế rồi lời đồn lan nhanh, những thân thủy tùng nằm dưới lòng đất lại bị con người đào xới, săn tìm cạn kiệt. Lòng tham trỗi dậy, lâm tặc bắt đầu để mắt tới cây thủy tùng hơn 600 tuổi trên rẫy nhà anh Y Phôr.

Để bảo vệ cây, anh Y Phôr cùng vợ dựng chòi canh giữ rẫy trông chừng cây thủy tùng. Ban ngày làm việc, đêm xuống căng mắt giữ cây quý. “Nhiều đối tượng lợi dụng mưa lớn, đêm khuya để ra tay chặt hạ thủy tùng. Dẫu biết khó khăn nhưng người dân chúng tôi quyết tâm bảo vệ, cho con thế hệ sau này biết đến loài thực vật cổ sinh này”, anh Y Phôr chia sẻ.

Tìm về nhà ông Vũ Hồng Việt (70 tuổi, thôn Trường Hà, xã Ea Hồ), được biết gia đình ông hiện đang nhận bảo vệ hai cây thủy tùng hàng trăm năm tuổi. Mặc dù được nhân viên tại trạm bảo tồn dẫn đến nhưng ông Việt tỏ vẻ dè dặt. Hiểu ý, chúng tôi đưa một vài giấy tờ chứng minh công tác thì ông Việt mới thổ lộ, trước có nhiều đối tượng lạ lân la đến nhà ông gạ gẫm đổi hai cây thủy tùng. Dùng tiền không được, chúng dọa dẫm, đe dọa tính mạng. Chính vì thật giả lẫn lộn nên ông Việt luôn cảnh giác cao độ. Điều gì thôi thúc ông vậy, tôi thắc mắc. Ông thật thà: “Người đồng bào địa phương nhiều đời đều bảo vệ nghiêm ngặt thủy tùng. Mình là người phương xa đến đây nên “nhập gia tùy tục” tự nhủ bản thân ra sức giữ rừng”.

Đôi mắt ông Việt luôn có vẻ buồn, tôi đoán ông có điều trăn trở. Thật vậy, vào thời điểm năm 1995, khi ông Việt đặt chân đến địa phương, rừng thủy tùng còn nhiều. Ấy vậy mà vài năm sau, rừng thủy tùng hàng trăm năm tuổi lần lượt mất đi bởi sự tác động từ con người. Câu hỏi làm sao bảo vệ được quần thể thủy tùng duy nhất tại Việt Nam mãi khiến ông day dứt. Nghĩ rồi làm như bản tính người lính Cụ Hồ năm xưa, ông Việt cùng lực lượng kiểm lâm địa bàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho người dân về sự quan trọng của loài cây thủy tùng đối với hệ sinh thái bản địa cùng vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người Ê Đê. Kết quả viên mãn, “mọi người trong thôn ai cũng cam kết bảo vệ quần thể thủy tùng. Trong thôn nếu xuất hiện đối tượng xấu hoặc người lạ là người dân “a lô” cho nhau đề phòng cảnh giác”, ông Việt kể.

Cây thông nước hay còn gọi là thủy tùng tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Hiện trên thế giới có ba khu vực ghi nhận còn loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Vào tháng 12-2010, khi điều tra để lập dự án bảo tồn thủy tùng, đơn vị lập dự án là Đại học Tây Nguyên kiểm đếm còn 255 cây ở Đác Lắc. Trong đó, quần thể Ea Ral (huyện Ea Hleo) còn 219 cây, quần thể Trấp K’sơ (huyện Krông Năng) là 31 cây và năm cây ở Cư Né (huyện Krông Buk). Tháng 1-2011, UBND tỉnh Đác Lắc phê duyệt dự án bảo tồn loài sinh cảnh thông nước giai đoạn 2010 - 2015. Đến tháng 8-2012, dự án bảo tồn mới đi vào hoạt động bằng việc ra mắt BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước. Sau khi thành lập, số cây thủy tùng còn lại là 162 cây (mất 93 cây).

Vào rừng ngàn năm

Từ câu chuyện cây thủy tùng hơn 500 tuổi tại Đác Lắc bị một số đối tượng chặt trộm đem bán để lấy tiền tiêu xài, chúng tôi liên hệ Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước (thủy tùng) Đác Lắc, tìm về xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, địa phương còn tồn tại một quần thể thủy tùng, để tìm hiểu về công tác bảo tồn và những câu chuyện thú vị chung quanh loài cây được giới nghiên cứu xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng trên thế giới.

Anh Trịnh Duy Hải, Phó Trạm trưởng Quản lý bảo vệ rừng thông nước (thuộc BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đác Lắc), dẫn chúng tôi vào trạm giới thiệu tổng quan về thủy tùng trước khi vào thực địa. Hải năm nay mới 27 tuổi nhưng có 5 năm sống và bảo vệ loài thủy tùng cùng người dân địa phương. Trạm anh hiện có sáu nhân viên chỉ tập trung quản lý… 21 cây thủy tùng. “Nhưng cũng đủ “toát mồ hôi” vì các cây phân bố rải rác trên một diện tích hơn 40 ha”, anh Hải khái quát.

Tại Đác Lắc, chỉ riêng hai huyện Ea H’leo và Krông Năng còn quần thể thủy tùng ở Việt Nam; khu bảo tồn Ea Ral (huyện Ea H’leo) còn 140 cây và khu bảo tồn Trấp K’sor (huyện Krông Năng) còn 21 cây. Hiện BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước đang tiếp tục phối hợp các chuyên gia tiến hành các biện pháp “hồi sinh” cây thủy tùng trong tự nhiên như nuôi cấy mô và ghép chồi vào rễ thở, đạt được thành công nhất định. “Số cây thủy tùng hiện còn trong các khu bảo tồn Ea Ral và Trấp K’sor là quần thể nhỏ với mật độ 40 - 50 cây/1.000 m² nên không thể thụ phấn. Hy vọng qua dự án bảo tồn thủy tùng, chúng ta sẽ gây dựng lại được rừng thủy tùng như xưa”, anh Hải nói.

Trạm quản lý bảo vệ thủy tùng tại huyện Ea Năng được thành lập năm 2013, thời điểm nạn chặt phá, săn lùng thủy tùng còn nóng bỏng. Giá gỗ thủy tùng thời điểm đó bị đẩy lên cao nên tình trạng đốn hạ cây diễn ra rầm rộ. Để bảo vệ quần thể thủy tùng cuối cùng, anh em trạm bảo vệ phải túc trực canh giữ 24/24 giờ trong rừng. Chưa yên tâm, anh em tình nguyện dựng chòi trong rừng trông thủy tùng. Chòi canh thường nằm trên khoảnh đất cao ráo, được dựng từ gỗ tạp ven rừng để tiện quan sát nếu có đối tượng lạ đột nhập đốn hạ cây.

Từ trên mỏm cao, tôi phát hiện vài cây thủy tùng nằm rải rác dưới sình lầy liền lội bộ đến gần. Sình lầy rộng lớn, ẩm ướt, trội hơn cả là những thân thủy tùng cao chót vót. Tôi chợt lo lắng đến sự an toàn của nhân viên trạm trong quá trình tuần tra trước nhưng ẩn họa dưới sình lầy. Anh Hải nhìn tôi nháy mắt: “Nơi nào còn hố bom, nơi nào sâu, nông tôi thuộc làu!”. Anh kể, vào mùa hạn ở Tây Nguyên, nước rút hết chỉ còn lớp thực bì khô khốc dày cộp theo thời gian. Các anh em mới vào trạm phải đi thực địa, ghi nhớ vị trí lồi lõm trên mặt đất để thuận lợi trong quá trình tuần tra, bảo vệ và bảo đảm tính mạng cho bản thân vào mùa nước ngập.

Bắt gặp một thân thủy tùng cháy xém cách nơi chúng tôi ngồi chừng 10 m, cỏ cây rậm rạp. Được biết, trước năm 2011, khi Khu bảo tồn Trấp K’sor chưa xây dựng đập thủy lợi, lớp thực bì do cây cỏ đóng thành từng lớp xếp chồng lên nhau. Chỉ một sơ xuất nhỏ lửa bén cũng khiến cánh rừng thủy tùng thành tro bụi. Quá trình hình thành và phát triển, các thân thủy tùng ngã rạp sau những đám cháy bị chôn vùi dưới lòng đất. Số còn đến hôm nay, phần bị cháy, phần do thiên tai mới thành ra nham nhở.

“Kiểm lâm” bất đắc dĩ

Bên cạnh công tác quản lý, bảo tồn quần thể thủy tùng quý hiếm, BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đác Lắc còn kết hợp giao khoán những cây thủy tùng nằm rải rác trên đất canh tác của dân địa phương. Chiều ngả bóng, chúng tôi băng qua con đường đất trơn nhẫy sâu hút, tiếp cận một cây thủy tùng cổ thụ ở thôn Quảng An. Cây cổ thụ này hiện do gia đình ông Y Phôr Niê hợp đồng với chủ rừng quản lý. Từ xa có thể quan sát cây bị sét đánh đen trùi trụi nửa thân. Cây to bốn người ôm không xuể, rễ nổi từng ụ như ổ mối giúp cây hô hấp mùa nước lớn.

Một người đàn ông cao tầm 1,6 m, tóc xoăn, cười lộ hàm răng trắng đều, di chuyển trong rẫy cà-phê tiến về phía chúng tôi. Sau vài lời giới thiệu, anh Y Phôr mới thổ lộ, khu vực mà chúng tôi đi qua từng là một cánh rừng thủy tùng hàng nghìn năm tuổi. Hơn 10 năm trước, thủy tùng bị săn lùng, nhiều người đổ xô vào khu vực sình Ea Kuang săn tìm cây bị ngã đổ dưới sình. Thế rồi lời đồn lan nhanh, những thân thủy tùng nằm dưới lòng đất lại bị con người đào xới, săn tìm cạn kiệt. Lòng tham trỗi dậy, lâm tặc bắt đầu để mắt tới cây thủy tùng hơn 600 tuổi trên rẫy nhà anh Y Phôr.

Để bảo vệ cây, anh Y Phôr cùng vợ dựng chòi canh giữ rẫy trông chừng cây thủy tùng. Ban ngày làm việc, đêm xuống căng mắt giữ cây quý. “Nhiều đối tượng lợi dụng mưa lớn, đêm khuya để ra tay chặt hạ thủy tùng. Dẫu biết khó khăn nhưng người dân chúng tôi quyết tâm bảo vệ, cho con thế hệ sau này biết đến loài thực vật cổ sinh này”, anh Y Phôr chia sẻ.

Tìm về nhà ông Vũ Hồng Việt (70 tuổi, thôn Trường Hà, xã Ea Hồ), được biết gia đình ông hiện đang nhận bảo vệ hai cây thủy tùng hàng trăm năm tuổi. Mặc dù được nhân viên tại trạm bảo tồn dẫn đến nhưng ông Việt tỏ vẻ dè dặt. Hiểu ý, chúng tôi đưa một vài giấy tờ chứng minh công tác thì ông Việt mới thổ lộ, trước có nhiều đối tượng lạ lân la đến nhà ông gạ gẫm đổi hai cây thủy tùng. Dùng tiền không được, chúng dọa dẫm, đe dọa tính mạng. Chính vì thật giả lẫn lộn nên ông Việt luôn cảnh giác cao độ. Điều gì thôi thúc ông vậy, tôi thắc mắc. Ông thật thà: “Người đồng bào địa phương nhiều đời đều bảo vệ nghiêm ngặt thủy tùng. Mình là người phương xa đến đây nên “nhập gia tùy tục” tự nhủ bản thân ra sức giữ rừng”.

Đôi mắt ông Việt luôn có vẻ buồn, tôi đoán ông có điều trăn trở. Thật vậy, vào thời điểm năm 1995, khi ông Việt đặt chân đến địa phương, rừng thủy tùng còn nhiều. Ấy vậy mà vài năm sau, rừng thủy tùng hàng trăm năm tuổi lần lượt mất đi bởi sự tác động từ con người. Câu hỏi làm sao bảo vệ được quần thể thủy tùng duy nhất tại Việt Nam mãi khiến ông day dứt. Nghĩ rồi làm như bản tính người lính Cụ Hồ năm xưa, ông Việt cùng lực lượng kiểm lâm địa bàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho người dân về sự quan trọng của loài cây thủy tùng đối với hệ sinh thái bản địa cùng vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người Ê Đê. Kết quả viên mãn, “mọi người trong thôn ai cũng cam kết bảo vệ quần thể thủy tùng. Trong thôn nếu xuất hiện đối tượng xấu hoặc người lạ là người dân “a lô” cho nhau đề phòng cảnh giác”, ông Việt kể.

Cây thông nước hay còn gọi là thủy tùng tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Hiện trên thế giới có ba khu vực ghi nhận còn loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Vào tháng 12-2010, khi điều tra để lập dự án bảo tồn thủy tùng, đơn vị lập dự án là Đại học Tây Nguyên kiểm đếm còn 255 cây ở Đác Lắc. Trong đó, quần thể Ea Ral (huyện Ea Hleo) còn 219 cây, quần thể Trấp K’sơ (huyện Krông Năng) là 31 cây và năm cây ở Cư Né (huyện Krông Buk). Tháng 1-2011, UBND tỉnh Đác Lắc phê duyệt dự án bảo tồn loài sinh cảnh thông nước giai đoạn 2010 - 2015. Đến tháng 8-2012, dự án bảo tồn mới đi vào hoạt động bằng việc ra mắt BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước. Sau khi thành lập, số cây thủy tùng còn lại là 162 cây (mất 93 cây).

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-xahoi/baothoinay-xahoi-phongsu/item/34625402-dung-choi-giu-rung-%E2%80%9Cngan-nam%E2%80%9D-tuoi.html