Đức xâm lược Ba Lan và sai lầm chiến lược của Anh, Pháp

Sai lầm chiến lược của Anh và Pháp khi để Đức xâm lược Ba Lan đó là đã... đứng nhìn vì cho rằng nếu 'dâng' Ba Lan cho trùm phát xít Hitler như vật tế thần thì phần còn lại của châu Âu sẽ được yên bình.

Thực tế thì nếu không suy nghĩ theo kiểu "dâng" Ba Lan cho Đức thì Anh và Pháp cũng khó có thể kịp xoay sở vì cuộc xâm lược của Đức chỉ kéo dài có 1 tháng 5 ngày - quá nhanh trước khi các cường quốc này kịp đưa ra quyết định và đưa quân sang cứu Ba Lan. Nguồn ảnh: TA.

Thực tế thì nếu không suy nghĩ theo kiểu "dâng" Ba Lan cho Đức thì Anh và Pháp cũng khó có thể kịp xoay sở vì cuộc xâm lược của Đức chỉ kéo dài có 1 tháng 5 ngày - quá nhanh trước khi các cường quốc này kịp đưa ra quyết định và đưa quân sang cứu Ba Lan. Nguồn ảnh: TA.

Kỵ binh Ba Lan - sức mạnh một thời của quân đội nước này đã phải đối đầu với xe tăng và thiết giáp Đức trong 1 tháng ngắn ngủi của cuộc chiến tranh. Nguồn ảnh: TA.

Phóng viên hãng AP tại Danzig đưa tin về việc Đức xâm lược Ba Lan. Đức đã vin vào cái cớ Ba Lan không chịu trả lại vùng Danzig cho Đức để gây chiến xâm lược toàn bộ quốc gia này. Nguồn ảnh: TA.

Liên Xô ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Đức quốc xã. Hiệp ước này còn được biết tới với tên gọi hiệp ước Molotov-Ribbentrop (hai ngoại trưởng Liên Xô và Đức, những người ký hiệp ước). Những điều khoản "gài" kèm hiệp ước này được giữ bí mật tới tận khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: TA.

Chiến thuật Blitzkrieg hay còn gọi là "Thần tốc" của Đức quốc xã đã có màn trình diễn cực kỳ ấn tượng ở Ba Lan. Với sức mạnh của thiết giáp thọc sâu và bộ binh cơ giới, Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan trước sự kinh hãi và hoảng sợ tới tột độ của quân đội nước này. Nguồn ảnh: TA.

Không quân Đức đánh bom các vị trí được cho là có hỏa lực chống tăng của Ba Lan dàn quân nhằm tạo kẽ hở cho tăng thiết giáp tràn lên, đánh vào hậu tuyến của Ba Lan. Nguồn ảnh: TA.

Xe tăng Đức tham chiến ở Ba Lan chủ yếu là loại xe tăng hạng nhẹ - cực kỳ thích hợp với việc giao tranh ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: TA.

Binh lính Đức tham chiến khá nhàn nhã ở Ba Lan. Mặc dù vậy trong toàn bộ chiến dịch này, Đức cũng thiệt mạng hơn 16.000 quân - tương đương hơn một sư đoàn rưỡi và bị thương khoảng 3 vạn quân. Nguồn ảnh: TA.

Theo thỏa thuận trong hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau được Liên Xô ký kết với Đức, một nửa Ba Lan sẽ nằm trong tầm kiểm soát của Liên Xô. Điều này đồng nghĩa với việc, quân Liên Xô dưới danh nghĩa hỗ trợ Ba Lan bị xâm lược, đã tiến vào chiếm một nửa Ba Lan. Nguồn ảnh: TA.

Đối mặt với hai thế lực quân sự mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ, dễ hiểu là tại sao quân đội Ba Lan lại xụp đổ chỉ sau vài ngày giao tranh ngắn ngủi. Nguồn ảnh: TA.

Người Ba Lan ra đầu hàng quân đội Đức. Nguồn ảnh: TA.

Anh và Pháp thực tế không đủ thời gian để hỗ trợ Ba Lan về mặt quân sự mà chỉ kịp tuyên chiến với Đức. Mặc dù lúc này quân chủ lực của Đức đã hoàn toàn tham chiến ở Ba Lan, tuy nhiên liên minh Anh, Pháp vẫn không có động thái đáng kể với Berlin. Nguồn ảnh: TA.

Nhiều sử gia cho rằng, nếu Pháp chịu tiến quân đánh Đức ngay khi tuyên chiến với quốc gia này, ít nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai đã kết thúc nhanh hoặc chí ít cũng bớt đổ máu hơn nhiều và người Pháp ít ra cũng chưa chắc sẽ bị mất nước. Nguồn ảnh: TA.

Tuy nhiên do quá lo sợ sức mạnh của Berlin, Pháp và Anh đã đứng ngoài cuộc chiến, không có động thái nào khả quan hơn. Thực tế, việc cứu Ba Lan là bất khả thi vì cả Liên Xô và Đức là quá mạnh, động thái quân sự duy nhất mà Anh và Pháp có thể làm là vượt biên giới Pháp - Đức tấn công thẳng vào đất Đức. Tuy nhiên Anh, Pháp đã không chọn giải pháp này. Nguồn ảnh: TA.

Ngày 7/9/1939, tàu sân bay HMS Courrageous của Hải quân Hoàng gia Anh bị tàu ngầm Đức số hiệu U-29 đánh chìm khiến 518 trên tổng số 1259 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Đây là tàu sân bay đầu tiên trên thế giới chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: TA.

Ngày 5/10/1939, khi tiếng súng và các cuộc giao tranh nhỏ lẻ trong các khu rừng và làng mạc của Ba Lan vẫn còn vang lên, Hitler đã có mặt trong buổi lễ duyệt binh mừng chiến thắng diễn ra tại thủ đô Warsaw của Ba Lan. Nguồn ảnh: TA.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh không gì cản nổi của quân đội Đức trong thời gian đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: Nguyentruonglong @Youtube.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/duc-xam-luoc-ba-lan-va-sai-lam-chien-luoc-cua-anh-phap-1109929.html