Đức tham gia cuộc đua vũ khí siêu thanh

Hiện nay, tất cả các quốc gia có nền khoa học - kỹ thuật và công nghiệp phát triển đều đầu tư nghiên cứu vũ khí tiên tiến, trong đó có vũ khí siêu âm.

Mới đây, một dự án tương tự đang được thực hiện tại Đức đã được tiết lộ. Chương trình vũ khí siêu âm của Đức dù trong giai đoạn ban đầu nhưng có nhiều điểm đáng chú ý.

Vũ khí nhằm mục đích phòng thủ

Cách đây vài ngày, thông tin về dự án siêu âm của Đức lần đầu tiên được tờ Welt công bố. Theo đó, các quan chức có trách nhiệm hé lộ, chương trình vũ khí siêu âm của nước này được bắt đầu từ năm ngoái, theo sáng kiến của Văn phòng Liên bang về Vũ khí, Công nghệ thông tin và ứng dụng Bundesamt für Ausrüstung, Informationstechnik und Nutzung der Bundeswehr (BAAINBw). Lý do sự ra đời của dự án này được cho là các hệ thống vũ khí hiện có của Đức không còn có thể đương đầu nổi với các vũ khí mới và triển vọng của các cường quốc vũ khí trên thế giới… Nước này cần phải phát triển các mẫu vũ khí hoàn toàn mới.

Một phân đội của quân đội Đức trong một chuyến dã ngoại. ( Nguồn: Top War)

Hiện tại, chương trình đang ở giai đoạn đầu, liên quan đến nghiên cứu và tìm kiếm công nghệ. Các nguyên mẫu đầu tiên của chương trình sẽ xuất hiện và được thử nghiệm trong ba năm tới. Đức đang làm việc độc lập và không hợp tác với bất kỳ quốc gia nào.

Giới chức Đức đã không đề cập đến bản chất của dự án mới và các yêu cầu cơ bản đối với vũ khí tương lai, tuy nhiên họ cũng chỉ ra rằng, các sản phẩm của dự án chỉ mang tính chất phòng thủ và nhằm chống lại các mối đe dọa từ vũ khí nước ngoài. Đó có thể là tên lửa siêu âm được sử dụng trong lĩnh vực phòng không. Nó hoàn toàn có khả năng trở thành một trong những loại đạn với các tính năng vượt trội dùng cho hệ thống tên lửa phòng không Taktische Luftverteidigungssystem (TLVS) đầy hứa hẹn.

Thông tin về chương trình vũ khí siêu âm của Đức vẫn rất ít, nhưng dữ liệu cho thấy rất đáng chú ý. Trước hết, Đức không có kế hoạch lặp lại thí nghiệm của các quốc gia khác mà tạo ra các dự án của riêng mình, các công nghệ hiện đại sẽ được áp dụng.

Hiện nay, vũ khí siêu âm thường được hiểu là hệ thống gồm hai cấu phần. Đó là các tên lửa hành trình có tốc độ cao và các khối chiến đấu siêu âm, được mang bởi tên lửa chuyên dụng. Các tuyên bố của đại diện Đức cho thấy, một hệ thống hoàn toàn khác về nguyên lý đang được tạo ra theo đơn đặt hàng của BAAINBw.

Các tổ hợp tên lửa phòng không siêu âm

Dự án mới nhằm mục đích phòng thủ và sự ra đời của nó là sự kết hợp công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới. Tên lửa siêu thanh sẽ ứng dụng trong hệ thống phòng không mới. Dù không được thông tin cụ thể, tuy nhiên đó sẽ là một tổ hợp phòng không với tên lửa siêu âm dẫn đường đang được phát triển kết hợp với hệ thống tên lửa tấn công.

Một cuộc diễn tập tên lửa của quân đội Đức. (Nguồn: Top War)

Ý tưởng về vũ khí phòng thủ dựa trên công nghệ siêu âm rất được giới quân sự quan tâm. Trên thực tế đã được ứng dụng và khả năng giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu. Tốc độ âm thanh không dưới M = 5- mang lại cho các tên lửa phòng không dẫn đường lợi thế rõ ràng, tên lửa siêu âm có thể nhanh chóng đánh chặn mục tiêu bay với tốc độ cao và trong trường hợp đánh trượt, hệ thống phòng không sẽ có thời gian để sửa sai. Với cách tiếp cận đúng đắn về thiết kế, có thể đảm bảo khả năng cơ động cao của tên lửa, giúp tăng cường hiệu quả của nó.

Tên lửa PRS-1/53T6, có vận tốc lên tới 5-5,5 km/giây được sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga. Các biến thể mới nhất của tên lửa chống tên lửa SM-3 của Mỹ có tốc độ lên tới 4,5 km/s với khả năng cơ động và độ chính xác cao. Các vũ khí tấn công mới nhất của quân đội các nước như Nga, Mỹ là mục tiêu cực kỳ khó khăn hoặc hầu như bất khả xâm phạm đối với các tổ hợp phòng thủ nước ngoài, bởi vậy, khởi động chương trình vũ khí siêu âm của Đức sẽ là những phát triển mới cả về nguyên lý và tính năng, để có thể sánh với các nước như Nga, Mỹ.

Thiết kế riêng có của Đức

Dựa trên dữ liệu đã biết, có thể đưa ra dự báo về sự phát triển chương trình vũ khí siêu âm của Đức. Trước hết, người Đức phải hoàn thành một nghiên cứu tổng thể về lĩnh vực siêu âm và tìm kiếm các công nghệ cần thiết. Sau đó, người Đức có thể bắt đầu phát triển các dự án vũ khí chính thức. Tên lửa phòng không có dẫn đường loại mới có thể được ứng dụng cho hệ thống phòng không TLVS đang có, nhưng cũng có thể tạo ra một tổ hợp hoàn toàn mới dành riêng cho nó. Hệ thống phòng không sẽ được thiết kế cho riêng nước Đức, nhưng trong tương lai, có thể xâm nhập thị trường vũ khí quốc tế.

Tên lửa siêu thanh Boeing X-51 Waverider của Mỹ. (Nguồn: Military Arms)

Quan điểm của giới lãnh đạo quân sự và chính trị Đức là phát triển vũ khí siêu âm nhằm mục đích phòng thủ - điều có thể cản trở sự phát triển xa hơn của dự án. Tuy nhiên, không loại trừ, sau tổ hợp có mục đích phòng thủ, một hệ thống tấn công dựa trên các công nghệ đã được phát triển, sẽ xuất hiện. Với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực tên lửa, nước Đức và các tập đoàn Đức hoàn toàn có khả năng chế tạo cả tên lửa hành trình siêu thanh với bệ phóng và đầu đạn chiến đấu, mặc dù cho đến nay, chủ đề về những vũ khí như vậy chưa được đề cập đến.

Chương trình vũ khí siêu âm của Đức đã được bắt đầu năm ngoái và các thử nghiệm dự kiến sẽ bắt đầu trong ba năm tới. Ngay cả khi dự án tiến triển thuận lợi, vũ khí mới sẽ đi vào trang bị cho quân đội Đức trước những năm 20 của thế kỷ này.

(theo Top War, Lenta và News.Am)

Lê Ngọc

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/duc-tham-gia-cuoc-dua-vu-khi-sieu-thanh-95741.html