Đức bàn giao cho Ukraine phiên bản đặc biệt của pháo phản lực phóng loạt M270 MLRS

Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M270 MLRS do Đức sản xuất với tên gọi MARS II đã có mặt tại chiến trường Ukraine.

Giờ đây, Lực lượng vũ trang Ukraine đã có thêm 3 hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 MLRS do Đức sản xuất theo giấy phép của Mỹ dưới tên gọi MARS II, có thể bắn nhiều tên lửa cùng lúc.

Giờ đây, Lực lượng vũ trang Ukraine đã có thêm 3 hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 MLRS do Đức sản xuất theo giấy phép của Mỹ dưới tên gọi MARS II, có thể bắn nhiều tên lửa cùng lúc.

Vào ngày 26/7/2022, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã thông báo về việc chuyển giao cho Ukraine 3 hệ thống pháo phản lực phóng loạt MARS II, cũng như 3 lựu pháo tự hành PzH 2000 nữa.

Bà Lambrecht cũng cho biết rằng vào mùa thu, Ukraine sẽ nhận được từ Đức hệ thống phòng không đầu tiên trong số 11 tổ hợp IRIS-T SLM mà nước này đã hứa, cùng 3 xe cứu kéo BREM trên khung gầm xe tăng Leopard 2.

Trước đó, Đức cũng tuyên bố đã bàn giao cho Ukraine 5 tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 đầu tiên trong tổng số 30 hệ thống, đi kèm theo đó là 60 nghìn viên đạn pháo cỡ 35 mm.

Như vậy sau khi hứng chịu rất nhiều chỉ trích, chính phủ Đức đã đẩy mạnh cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine, diễn biến này tới khi quan hệ Berlin - Moskva xấu đi rõ rệt, đặc biệt Nga mới đây đã giảm lượng khí đốt bán cho Đức.

Lịch sử chuyển giao các hệ thống MARS II cho Lực lượng vũ trang Ukraine là một trong những điểm gây xung đột vẫn còn tồn tại giữa Kyiv và Berlin. Tại sao điều đó lại xảy ra, hãy nhớ lại trình tự thời gian của các sự kiện.

Đầu tháng 6/2022, chính phủ Đức tuyên bố sẵn sàng cung cấp 4 hệ thống MARS II cho Quân đội Ukraine. Tuy nhiên sau đó, hóa ra Berlin chỉ có thể cung cấp 3 tổ hợp và thời gian dự kiến không sớm hơn tháng 9/2022.

Lý do được đưa ra là bởi vì cần phải cài đặt phần mềm thích hợp để bắn tên lửa dẫn đường GMLRS trên các tổ hợp này, hành động trên bị nhận xét giống như một "cái cớ" để Berlin không cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Phiên bản MARS II do Đức sản xuất chủ yếu trang bị đạn rocket không điều khiển, ngoài ra nó còn sử dụng giàn phóng với đạn cỡ nhỏ, thay vì loại 227 mm của Mỹ có tầm bắn và sức công phá lớn hơn nhiều.

Mặc dù vậy, cơ sở lập luận mà Berlin đưa ra chỉ đơn giản là không thông báo được vấn đề một cách chính xác. Thật vậy, những tổ hợp MARS II của Đức ban đầu đúng là không có phần mềm để bắn tên lửa GMLRS.

Trở lại năm 2018, người Đức đã trao hợp đồng hiện đại hóa 20 hệ thống pháo phản lực phóng loạt MARS II của họ cho các nhà thầu quốc phòng đến từ Anh và Mỹ. Thời hạn hoàn thành công việc chính xác là năm 2022.

Và có vẻ như 3 tổ hợp MARS II mà Quân đội Ukraine vừa tiếp nhận thực sự là những hệ thống MLRS đầu tiên được hiện đại hóa theo hợp đồng nói trên.

Các nhà chức trách Đức từng thông báo rằng việc chuyển giao những tổ hợp MARS II cho Ukraine đang bị trì hoãn vì các nhà thầu chưa hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

Nhưng sau đó Berlin đã phải thừa nhận rằng Thủ tướng Scholz không đưa ra thông tin thực sự chính xác về khả năng phòng thủ của nước này, khi họ đã có trong tay "gần như đầy đủ" các tổ hợp MARS II hoàn thành nâng cấp.

Với việc nhận thêm vũ khí tấn công từ Đức, Quân đội Ukraine đang tích lũy lực lượng để sẵn sàng cho cuộc tổng tấn công nhằm giành lại vùng Kherson từ tay Nga.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/duc-ban-giao-cho-ukraine-phien-ban-dac-biet-cua-phao-phan-luc-phong-loat-m270-mlrs-post511957.antd