Đua tranh tin tức

Đứng trước hàng loạt những vụ bê bối về thông tin giả mạo loan truyền, ngày 6/6 Facebook đã công bố 'Dự án báo chí Facebook', trong đó, Công ty sẽ hợp tác với kênh tin tức CNN và các phương tiện truyền thông khác để sản xuất các chương trình tin tức đặc biệt của riêng mình.Đứng trước hàng loạt những vụ bê bối về thông tin giả mạo loan truyền, ngày 6/6 Facebook đã công bố 'Dự án báo chí Facebook', trong đó, Công ty sẽ hợp tác với kênh tin tức CNN và các phương tiện truyền thông khác để sản xuất các chương trình tin tức đặc biệt của riêng mình.

Facebook chiếm hơn 80% toàn bộ thị trường tin tức trên mạng xã hội. Ảnh: Hoàng Minh

Động thái này của Facebook nhằm hỗ trợ cho nền tảng báo chí chất lượng cao phục vụ cho người dùng và lấy lại uy tín sau những bê bối gần đây. Đây có lẽ là một những thông tin “vui” cho những người thường xuyên sử dụng tin tức trên mạng xã hội. Song, có lẽ đây lại là một tín hiệu “buồn” cho hệ thống báo chí chính thống khi đối mặt với sự gia tăng áp lực cạnh tranh thông tin trên các trang mạng. Sự sụt giảm khách hàng của những trang báo chính thống đang dần bộ lộ rõ ràng sự yếm thế” của báo chí chính thống với các trang thông tin trên mạng xã hội, vì thế, thị phần tài chính cũng đang vì thế dần thu hẹp.

Theo thống kê của các chuyên gia, hiện nay, hơn 3 triệu doanh nghiệp hiện đang quảng cáo qua Facebook, hầu hết, trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã từng mua không gian quảng cáo trên các báo truyền thống. Người dùng đang dành nhiều thời gian cho Facebook hơn là đọc báo. Năm ngoái, nghiên cứu của Trung tâm Pew Research cho thấy, có 30% người Mỹ trưởng thành coi Facebook là nguồn tin tức chính. Tổng cộng, Facebook chiếm hơn 80% toàn bộ thị trường tin tức trên mạng xã hội. Facebook được nhìn nhận là thủ phạm chính khiến giới báo chí phải phá sản bằng việc lôi kéo khán giả rời bỏ các kênh cung cấp tin tức chính thống cũng như cắt nguồn cung cấp tài chính - các nhà quảng cáo - của báo chí. Tuy vậy, mấu chốt thước đo "độ tin cậy" của Facebook vẫn đến từ người dùng chứ không phải chuyên gia. Điều này dẫn đến hệ quả khiến cho tin tức đương nhiên bị đám đông định hướng và “dắt mũi”.

Sự thay đổi kinh hoàng về hành vi tiêu dùng cũng như bức tranh quảng cáo dẫn đến một làn sóng tạo đột phá trong ngành truyền thông tin tức và chiến lược chuyển đổi sang công nghệ số của các cơ quan báo chí. Trong một bài viết phân tích khá rõ về xu hướng báo chí gần đây, dẫn ví dụ Tờ The Guardian của Anh, một trong những tờ báo được cho là sáng tạo nhất và thành công nhất hiện nay trên thế giới, đã tích cực mở rộng ra toàn cầu trong vài năm gần đây với hy vọng rằng, việc thu hút được nhiều độc giả hơn sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy vậy, chiến lược này đã không thành công. Cựu Tổng Biên tập Alan Rusbridger nói rằng, những dự đoán của The Guardian không bao giờ trở thành hiện thực “vì bao nhiêu tiền đều chảy về Facebook”.

Các cơ quan báo chí, vốn đã bị suy yếu vì mất độc giả và doanh thu, nhận thấy tỷ lệ truy cập website tăng lên từ các nền tảng công nghệ số như: Facebook, Google, Snapchat, Instagram, Apple News và các ứng dụng trung gian khác. Họ nghĩ ít ra đây cũng là cái lợi, ít nhất là nhìn vào tấm gương của một số trường hợp thành công. Nhưng bức tranh không phải lúc nào cũng màu hồng khi rất nhiều người trong đó có Tiến sỹ Adam Fraser thuộc Echo Junction (Australia) đã đề cập đến tương lai của thông tin báo chí đề cập trong cuốn “Tương lai dường như thuộc về Facebook và Google”.

Nhận định này có cơ sở khá vững chắc khi theo thống kê từ tháng 3/2017, Facebook mới chỉ ghi nhận 1,94 tỷ người dùng mỗi tháng. Tuy vậy, cho tới nay, công ty đã đón thêm 60 triệu người dùng mới và qua đó chính thức vượt qua 2 tỷ người dùng một cách ngoạn mục.

Tại Việt Nam, các tỷ lệ này có lẽ cũng không xê xích nhiều. Với số lượng người dùng Facebook ở Việt Nam hiện nay là 35 triệu người (số liệu do Facebook công bố tháng 3/2016) có thể thấy, Facebook là một “tờ báo” có số lượng độc giả khổng lồ. Đáng chú ý, mỗi người dùng Facebook đều có thể là một “nguồn tin” cung cấp thông tin lên Facebook. Như vậy, tại Việt Nam “tờ báo” Facebook có 35 triệu “cộng tác viên”, còn trên toàn thế giới là 1,5 tỷ “cộng tác viên”. Không tờ báo nào có nổi lượng cộng tác viên đồ sộ như vậy!

Vì vậy, để giữ chân độc giả của mình, Facebook đã không chỉ “câu like” bằng đội ngũ “cộng tác viên” hùng hậu “thích gì đăng nấy” với nhiều thông tin thiếu độ chính xác do khôn được kiểm chứng. Với Dự án lớn này, Facebook sẽ làm việc chặt chẽ hơn với các nhà báo ngoài đời thực trong định hướng phát triển nội dung và hỗ trợ các nhà báo này bằng các công cụ kỹ thuật số để thực hiện các video tin tức của riêng mình (Facebook sẽ trả tiền).

Trong nỗ lực xây dựng báo chí chất lượng cao, Facebook đã bắt đầu thay đổi cách hiển thị tin tức trong nguồn cấp dữ liệu bằng cách xếp hạng nguồn tin tức theo “độ tin cậy”.

Tuy giải pháp này vẫn chưa thực sự khả thi khi thước đo “độ tin cậy” của Facebook vẫn đến từ người dùng chứ không phải chuyên gia. Điều này có thể khiến cho tin tức có thể bị đám đông định hướng, nhưng như vậy, dòng chảy thông tin sử dụng nền tảng công nghệ số cũng đang bắt đầu dịch chuyển theo hướng chính thống hơn, kiểm chứng độ tin cậy cao hơn và cuộc cạnh tranh với báo chí chính thống chắc chắn sẽ đẩy lên một giai đoạn khốc liệt hơn. Đối mặt với cuộc cạnh tranh này theo hướng nào đang rất cần có những nghiên cứu chính xác và một lời giải đáp...

Nguồn TNMT: http://baotainguyenmoitruong.vn/xa-hoi/dua-tranh-tin-tuc-1254832.html