Đưa tên lửa đối không lên trực thăng: Mỹ học Nga

Sau khi Nga tích hợp thành công tên lửa đối không lên Ka-52, Mỹ cũng đã có những thử nghiệm tương tự trên dòng trực thăng tấn Apache của mình.

Theo Business Insider, đến cuối năm 2018, Không quân Mỹ sẽ chính thức trang bị trên diện rộng tên lửa Stinger cho trực thăng tấn công Apache.

Căn cứ vào thời điểm triển khai tên lửa này trên Apache cho thấy, Mỹ đã khá chậm so với Nga khi trang bị tên lửa đối không cho trực thăng.

Hiện nay, trực thăng tấn công Ka-52 của Nga đã được trang bị tên lửa định vị không đối không Igla-V với số lượng 4 quả/1 trực thăng.

Theo nguồn tin quân sự Nga, việc tích hợp Igla-V được thiết kế sử dụng để chống lại các mục tiêu như máy bay chiến thuật, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình.

Đặc biệt, Igla được đánh giá là đạt hiệu quả cao và tăng phạm vi chống mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái. Nó cũng có thể tác chiến tốt trong điều kiện ban đêm.

Đạn tên lửa đất đối không 9M342 của tổ hợp tên lửa Igla có trọng lượng 10,8kg (gồm đầu đạn nổ phá mảnh) 2,5kg), dài 1,63m, trang bị đầu dò hồng ngoại bị động có khả năng đối phó với các biện pháp đánh lạc hướng của đối phương (ví dụ như phóng pháo sáng gây nhiễu đầu dò hồng ngoại).

Nguyên bản, đạn 9M342 trang bị động cơ đẩy rocket cho tầm bắn từ 500m tới 6.000m, bắn chặn mục tiêu ở độ cao tối thiểu 10m tới tối đa 3,5km, tốc độ bay 570m/s. Tuy nhiên, sau khi trải qua nâng cấp để khai hỏa từ trên không, tầm bắn của tên lửa này được cải thiện hơn rất nhiều.

Ngoài Ka-52, Nga cũng đang có kế hoạch trang bị tên lửa không đối không lên dòng trực thăng tốc độ cao nước này đang phát triển. Và đến khi đó, trực thăng Nga có thể tung ra những đòn đánh không hề thua kém chiến đấu cơ. Ảnh trong bài: Trực thăng tấn công Ka-52. (Tuấn Vũ)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/dua-ten-lua-doi-khong-len-truc-thang-my-hoc-nga-3361787/