Dự thảo đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn Đà Nẵng năm 2018

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

B/ Q. LIÊN CHIỂU (tiếp theo)

Một đoạn đường khu đô thị nam cầu Tiên Sơn.

Một đoạn đường khu đô thị nam cầu Tiên Sơn.

II. KDC HÒA MỸ (Sơ đồ 07LC): 4 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thích Quảng Đức, điểm cuối là đường Hoàng Văn Thái: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 225m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 7

2. Đoạn đường có điểm đầu là Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm cuối là đường Hòa Mỹ 7 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 115m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 8

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Khắc Nhu, điểm cuối là Kênh thoát nước: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 600m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 9

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Trí 2, điểm cuối là đường Hòa Mỹ 9 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 10

VIII. ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM (Sơ đồ 08LC):01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Thái, điểm cuối là Doanh trại quân đội: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 770m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1m (lề đất).

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀ SƠN 2

IX. KHU GIA ĐÌNH QUÂN NHÂN LỮ ĐOÀN 532 (Sơ đồ 09LC): 5 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 565m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 1

Khánh An là tên xứ đất trước đây, nay thuộc phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Khánh An 1, điểm cuối là đường Khánh An 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 375m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Như Xương, điểm cuối là đường Khánh An 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Như Xương, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 65m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Như Xương, điểm cuối là đường Khánh An 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 115m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 5

X. KHU TĐC HÒA HIỆP MỞ RỘNG (Sơ đồ 10LC): 2 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Lương Bằng, điểm cuối là đường Võ Duy Dương: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 245m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 10

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đàm Thanh 10 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Đàm Thanh 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 11

XI. KHU TĐC HÒA HIỆP 3 (Sơ đồ 11LC): 6 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 680m; rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: HUỲNH DẠNG

HUỲNH DẠNG (1944-1965)

Ông quê ở P. Hòa Hiệp, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng

Năm 20 tuổi, ông nhập ngũ và được phân công về công tác tại đơn vị R20 thuộc Tỉnh đội Quảng Đà (nay là Tiểu đoàn Bộ binh 1 Anh hùng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng).

Năm 1964, ông chỉ huy Tiểu đội cùng với Đại đội 1 Cơ động về phục kích địch tại thôn Văn Quật và bất ngờ đánh thẳng vào đội hình địch và loại khỏi vòng chiến đấu 1 Tiểu đoàn địch, thu nhiều vũ khí, bắt sống gần 200 tên.Năm 1965, ông chỉ huy một Trung đội đánh vào Đại đội lính Mỹ được trang bị xe bọc thép M113 và tiêu diệt 87 tên địch, bắn cháy 6 máy bay, 2 xe M113.Năm 1965, trong trận đánh đồn Gò Hà (xã Hòa Khương), ông chỉ huy một bộ phận thọc sâu đánh vào Ban chỉ huy Đại đội Mỹ. Trong lúc chỉ huy truy kích địch, ông đã bị trúng đạn vì vết thương quá nặng nên ông đã hy sinh. Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Ba và nhiều Bằng khen, Giấy khen khác. Ông được truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2012.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 580m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 1

Gia Tròn là tên xứ đất trước đây, nay thuộc Khu dân cư Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gia Tròn 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 2

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gia Tròn 1, điểm cuối là đường Gia Tròn 4 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 90m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 3

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 4

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 5

XII. ĐƯỜNG VÀO KHU DU LỊCH SUỐI LƯƠNG (Sơ đồ 12LC): 1 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Cừ, điểm cuối là đường Tránh phía Nam đèo Hải Vân – Túy Loan: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 3.100m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: SUỐI LƯƠNG

Suối Lương là tên của một con suối ở phía Nam chân đèo Hải Vân, thuộc P. Hòa Hiệp Bắc, Q,.Liên Chiểu

D. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Có 10 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 2; Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 1; Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 7

I. KHU ĐÔ THỊ NAM CẦU TRẦN THỊ LÝ (Sơ đồ 01NHS): 2 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mỹ An 22, điểm cuối là đường An Dương Vương: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 245m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn một bên rộng 5m, một bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HOÀI THANH

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngũ Hành Sơn, điểm cuối là Khu dân cư: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 115m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 2m và có đoạn một bên rộng 1m, một bên rộng 2m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ AN 26

II. KHU DÂN CƯ SỐ 4 MỞ RỘNG VÀ KĐT MỚI NAM CẦU TIÊN SƠN (Sơ đồ 02NHS): 2 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đình Chiểu, điểm cuối là đường Nghiêm Xuân Yêm: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 290m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: K20

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đình Chiểu, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 570m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN QUỲNH

XUÂN QUỲNH (1942 – 1988)

Bà quê Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội).

Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Từ năm 1978 đến lúc mất, bà làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Bà là vợ của nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn Lưu Quang Vũ.

Các tác phẩm chính của bà, gồm: Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, Nhà xuất bản Văn học, 1963); Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968); Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974); Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978); Sân ga chiều em đi (thơ, 1984); Tự hát (thơ, 1984); Hoa cỏ may (thơ, 1989); Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994); Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994); Hát với con tàu; Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung). Các tác phẩm viết cho thiếu nhi: Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982); Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi - 1981); Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984); Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986); Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995); Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện). Nhiều bài thơ của bà đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh... Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất,

Năm 2001, bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Ngày 30 tháng 3 năm 2017, bà được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.

(còn nữa)

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/75_198769_du-thao-de-an-dat-doi-ten-duong-va-cong-trinh-cong-cong-tren-dia-ban-da-nang-nam-2018.aspx