Dù quân đội 'khủng', Mỹ vẫn sợ tên lửa đạn đạo liên lục địa

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ngày càng tụt hậu so với những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của các đối thủ, điều này khiến giới quân sự Mỹ phải đau đầu với bài toán kinh tế và khả năng phòng thủ đất nước.

Mỹ đang lo lắng với các mối đe dọa ngày càng tăng từ các kho vũ khí hiện đại hóa nhanh chóng, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do Trung Quốc, Nga và Triều Tiên trang bị.

Mỹ đang lo lắng với các mối đe dọa ngày càng tăng từ các kho vũ khí hiện đại hóa nhanh chóng, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do Trung Quốc, Nga và Triều Tiên trang bị.

Hiện tại Mỹ được cho là đang có kế hoạch đầu tư vào việc mua 21 tên lửa đất đối không (NGI) thế hệ tiếp theo, được thiết kế để bảo vệ đất liền Mỹ khỏi các cuộc tấn công như vậy.

Hệ thống phòng thủ tên lửa mới dự kiến sẽ thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất (GMD) cũ kỹ, mặc dù chi phí khổng lồ của chương trình vào thời điểm khủng hoảng kinh tế và ngân sách ngày càng căng thẳng đã dẫn đến những câu hỏi về việc liệu nó có phải là một khoản đầu tư hiệu quả hay không.

Để đối phó với mỗi ICBM của đối phương dự kiến sẽ cần ba tên lửa NGI để đánh chặn nó. Tuy nhiên đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng cao hơn, được thiết kế tiên tiến hơn với mồi nhử hoặc đầu đạn có thể điều khiển, thì hệ thống tên lửa này không thể đánh chặn hoàn toàn.

Do đó, tên lửa Trung Quốc hoặc Nga và Triều Tiên rất có thể sẽ vượt qua được các hệ thống phòng thủ này ngay thời điểm hiện tại, chứ đừng nói đến thời điểm hệ thống NGI thực sự được triển khai, lúc đó khả năng tấn công bằng tên lửa liên lục địa của đối phương dự kiến sẽ lớn hơn và tiên tiến hơn nhiều.

Một báo cáo từ Bloomberg ước tính rằng các tên lửa NGI sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền, cụ thể là 498 triệu đô la cho mỗi tên lửa, với tổng chi phí chương trình dự kiến sẽ tiêu tốn 17,7 tỷ đô la, bao gồm chi phí sản xuất và chi phí duy trì.

Theo kế hoạch chương trình NGI của Mỹ sẽ chế tạo 31 tên lửa đánh chặn được, với 21 tên lửa bắt đầu được triển khai vào năm 2028 và 10 tên lửa còn lại dành cho các cuộc thử nghiệm.

Các chương trình trước đó được phát triển một cách vội vã dẫn đến tên lửa đòi hỏi phải nâng cấp liên tục, tốn kém và khiến chương trình không thể bắt kịp với các mối đe dọa. Hệ thống tên lửa phòng thủ cũ hiện tại không tăng đáng kể khả năng đối phó với mối đe dọa trong tương lai.

NGI sẽ được trang bị những kỹ thuật mới của thế kỷ 21 như công nghệ đa phương tiện, kỹ thuật kỹ thuật số, DevSecOps và kiến trúc mô-đun. Ngoài ra các hệ thống phòng thủ cũ cũng đang được cải tiến kéo dài tuổi thọ, cung cấp khả năng phòng thủ đầy đủ trong khi NGI đang được phát triển.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (ABMD) và SM-3 Block IIA, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và ICBM, như một lựa chọn ngắn hạn để tăng cường cho hệ thống phòng thủ hiện tại.

Ngoài ra, Mỹ còn có hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) dùng để phòng thủ nội địa được xem là chốt chặn cuối cùng. Với hệ thống phòng thủ nhiều lớp sẽ như một biện pháp ngăn chặn, gây khó khăn cho các tên lửa của đối thủ.

Tuy nhiên với việc các đối thủ của Mỹ dự kiến sẽ trang bị ngày càng nhiều tên lửa chiến lược siêu thanh trong thập kỷ tới và thực tế là các ICBM chỉ có giá trị rất nhỏ so với chi phí của các tên lửa đánh chặn, vì vậy NGI gần như chắc chắn sẽ bị áp đảo trước khi nó được triển khai.

Mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai gần. Do đó, Mỹ phải xây dựng một lực lượng bảo vệ lãnh thổ thành nhiều lớp có khả năng chống lại những bước tiến của đối thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đắt đỏ nhưng nhiều tai tiếng của Mỹ. Nguồn: MilitaryNews.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/du-quan-doi-khung-my-van-so-ten-lua-dan-dao-lien-luc-dia-1531395.html