Dù mới đi làm hay đã quá 'băm', có 6 giá trị mà dân công sở không nên từ bỏ

Luôn canh cánh trong lòng vì những việc làm thất bại đã qua chỉ càng tăng thêm ràng buộc và tự làm tổn hại bản thân mình.

Cuộc đời có những thói quen mà chúng ta nên từ bỏ để ngày một tốt hơn, cũng có những thói quen tốt mà chúng ta không bao giờ để mất. Dưới đây là những thói quen khiến dân văn phòng ngày một tiến bộ mà tất cả chúng ta cần lưu giữ dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa:

1. Không ngừng kiên trì đọc

Đọc luôn là thứ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Đọc sách là cách để hội ngộ quá khứ và biết về tương lai. Đọc để hiểu về vũ trụ bao la, rộng lượng, để thấy con người trong dòng chảy của thời gian và đối với các quy luật của tự nhiên.

Thông qua đọc sách, chúng ta sẽ hiểu được rằng sinh mệnh con người là hữu hạn, nhưng văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo và những nguyên lý của vũ trụ là vĩnh hằng và vô hạn, là những điều sống mãi với thời gian, những điều thay ta sống cùng thời gian.

Khi còn trẻ, đọc sách giúp ta định hướng rõ ràng tương lai mơ hồ, vốn là một ẩn số. Khi về già, đọc sách giúp ta hồi tưởng lại những hoàn cảnh đã xảy đến cuộc đời người mình. Thông qua những tình huống đó ta chiêm nghiệm ra những triết lý nhân sinh, những đạo lý làm người và lớn lao hơn là những quy luật và nguyên lý của cuộc sống.

Mỗi cuốn sách là một thế giới. Sống trong thế giới ấy, chúng ta có thể ngay lập tức thoát ly khỏi tất cả những phiền não vụn vặt trong cuộc sống hằng ngày và được tự do theo đuổi những điều mà trái tim và lương tâm mong đợi.

2. Không bao giờ từ bỏ ước mơ

Ngày còn bé, chúng ta có nhiều mơ ước và kỳ vọng nhưng đa phần vơi dần khi chúng ta lớn lên. Người có mơ ước mới có thể có mục tiêu, có ý chí phấn đấu, có hy vọng, mới có dũng khí để vượt qua hiện thực không như mong muốn ở hiện tại.

Ước mơ có lớn có nhỏ, đôi khi có thể là một ngọn núi nguy nga đồ sộ, để người ta dùng cả cuộc đời mình không ngừng trèo lên tới đỉnh. Đôi khi cũng có thể chỉ là từng cột mốc bên đường, đi qua cột mốc này rồi lại cố gắng vượt qua cột mốc tiếp theo.

Rốt cuộc, ước mơ chính là sự không ngừng tìm kiếm tài năng của bản thân ở nhiều phương diện khác nhau. Có vô số những sự việc, những điều đáng để chúng ta chú tâm và học hỏi. Ước mơ cũng vậy, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, nó là vô cùng vô tận.

3. Có tài chính cơ bản độc lập

Sự độc lập của mỗi các nhân trước tiên cần thực hiện trên cơ sở độc lập về tài chính. Người không có sự độc lập về tài chính sẽ luôn cảm thấy bất an. Mặc dù tiền bạc không thể giải quyết tất cả mọi khốn khó trong cuộc đời mỗi người, tuy nhiên tất cả mọi khốn khó trong đời đều có thể được cải thiện bằng một chút tiền cộng hưởng với những nỗ lực khác.

4. Luôn trân quý bản thân mình

Hãy đối xử thành thật với chính mình. Chúng ta là người như thế nào, không cần người khác phải miêu tả trình bày, càng không cần nhờ cậy đến những người không yêu mến định nghĩa. Khi bạn thành công, hãy biết tự hào về bản thân. Khi bạn thất bại, hãy kiên cường cất giữ sự thất bại đó vào góc nhỏ trong tâm hồn mình và can đảm đứng lên sau khi ngã.

Hãy biết yêu quý, trân trọng bản thân, trân trọng cơ hội có mặt trên thế gian. Chúng ta hãy yêu thương bản thân mình trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, tốt hay xấu, tất cả chúng đều là một phần của bản thân.

Trong cuộc đời hãy làm những việc mà mình thật tâm mong muốn thực hiện, không theo đuổi thanh xuân vĩnh cửu, chỉ mong cầu theo đuổi sự bình an, không truy cầu sự tuyên dương của người khác, chỉ mong không hổ thẹn với lương tâm khi về cuối đời.

5. Quan tâm tới sức khỏe của mình

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người. Sức khỏe là thứ có thể mất đi bất kỳ lúc nào. Bởi vậy khi còn trẻ đừng nên vung phí, làm hao tổn sức khỏe của mình. Hãy nghiêm túc đối đãi và chăm sóc sức khỏe, tinh thần của bản thân mình.

Cho dù có gặp vấn đề gì đi nữa, hãy sớm thăm khám kiểm tra, bởi cơ thể người cũng giống như một thiết bị máy móc, càng sớm sửa chữa, càng dễ phục hồi. Hãy duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và giữ nó trong suốt cuộc đời mình.

6. Hình thành thói quen biết lắng nghe

Người ta chỉ cần một thời gian ngắn để học nói, nhưng phải dùng thời gian cả cuộc đời để học cách lắng nghe. Luôn để người khác lắng nghe bản thân mình, không nhất định có thể được người khác thấu hiểu, mà ngược lại dần dần trở nên cô độc.

Người không học được cách lắng nghe, sẽ không thể chia sẻ trao đổi với người khác. Nói nhiều nhưng nghe ít cũng có nghĩa chỉ quan tâm tới cảm nhận của mình, tự đặt ra bức tường ngăn người khác tiếp xúc với mình, không cho người khác cơ hội được hiểu mình.

Louis

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/du-moi-di-lam-hay-da-qua-bam-co-6-gia-tri-ma-dan-cong-so-khong-nen-tu-bo-222020218223140175.htm