Dự luật mới của FA sẽ 'giết chết hay cứu rỗi' Premier League?

Sau khi Brexit chính thức có hiệu lực vào ngày 31/12/2019, FA và Premier League lập tức tổ chức nhiều cuộc họp song phương để tìm giải pháp cho nền bóng đá này. FA đề xuất yêu cầu các CLB tăng số lượng cầu thủ bản địa từ đào tạo trong danh sách 25 cầu thủ. Vậy đề xuất này sẽ giết Premier League hay đem đến một nguồn lực mới.

Cửa sổ chuyển nhượng mùa Hè và mùa Đông là 2 thời điểm chứng kiến nhiều thứ điên rồ trong bóng đá. Tất nhiên, ở đó cũng có những sự quan sát sâu sắc, sự thiếu quyết đoán và sự trì hoãn. Kết quả là xuất hiện những thương vụ được hoàn tất mà không ai có thể chắc chắn đấy sẽ là BĐH giá trị hay một vụ bom xịt.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho thêm vào đó một vài yếu tố rủi ro gia tăng cho "lễ hội" hoảng loạn hàng năm này? Khả năng một số thương vụ trị giá hàng chục triệu bảng có thể không đủ điều kiện để thi đấu trong vòng một vài tháng.

Và đấy sẽ là viễn cảnh ở mùa Hè này, khi yếu tố hậu Brexit xuất hiện và FA lẫn Premier League vẫn chưa thống nhất về quan điểm mới về đội hình 25 cầu thủ cho mỗi CLB. Do đó, mỗi bận tâm hiện nay là các CLB cần nắm được liệu bức tranh tổng thể sẽ như nào để lên kế hoạch ở mùa Hè tới.

Vì vậy, khi 20 CLB Premier League họp với cổ đông trong tuần này, họ sẽ lên kế hoạch kho tất cả mọi khả năng. FA vẫn muốn tăng số lượng cầu thủ tự đào tạo tại mỗi CLB từ con số 8 hiện tại 12 thậm chí là hơn nữa cũng được. Nhưng BTC Premier League thấy không có lý do gì để tăng như ý muốn của FA. Ngoài 8 cầu thủ bắt buộc, 17cầu thủ còn lạ sẽ do CLB tự do lựa chọn.

FA là thể chế cơ quan thuộc chính phủ Anh và chịu sự điều hành của chính. Còn Premier League ở một cơ chế khác. Họ chỉ muốn làm điều có lợi nhất cho các bên: trả tiền lương hậu hĩnh để thu hút các ngôi sao nước ngoài, đầu tư nặng tay cho việc phát triển các tài năng“nhà” và điều hành giải đấu mà hầu như toàn bộ tuyển thủ ĐT Anh thi đấu mỗi tuần.

Nhưng cả FA và Premier League đều nhận thấy rằng Brexit là một thời khắc lịch sử để cho họ buộc phải lựa chọn ưu tiên cho hoặc là giải bóng đá sinh lợi nhất thế giới hoặc là ĐT Anh giàu sức cạnh tranh tại EURO hay World Cup. Chỉ được chọn một trong hai.

Cách thức mà LĐBĐ Mexico đã áp dụng tại giải Liga MX để duy trì số lượng và sự phát triển của cầu thủ bản địa có thể là bài học cho FA và Premier League. Ở đó, các CLB phải đảm bảo 2.000 phút mỗi mùa cho môĩcầu thủ Mexico từ 21 tuổi trở xuống.

Mức thuế thu nhập đánh vào CLB có thể nhiều hơn 50% nếu như họ chỉ sử dụng cầu thủ bản địa từ 22 tuổi trở lên. Điều này khuyến khích các CLB tích cực phát triển không ngừng của các cầu thủ trẻ và lập kế hoạch đôỉlứa liên tục thay vì chỉ dựa vào chỉ tiêu “8 cầu thủ lò nhà”, bởi điều này không có lợi cho các tuyến ĐTQG.

Mason Mount được lên ĐT Anh nhờ Chelsea phải trọng dụng do bị cấm chuyển nhượng

Mason Mount được lên ĐT Anh nhờ Chelsea phải trọng dụng do bị cấm chuyển nhượng

Tuần này, giám đốc điều hành Premier League là Richard Masters cũng đã kêu gọi các bên đưa ra một giải pháp năng động, chứ “không thể chỉ là hạn ngạch”. Đó là chỉ dấu công khai đầu tiên cho thấy cả FA lẫn Premier League đang cố gắng tìm một con đường mềm mại hơn, hợp hoàn cảnh và đáp ứng được quyền lợi của mình.

Thật vậy, nếu chỉ là sự lật đi lật lại về hạn ngạch của những cầu thủ nước ngoài được phép trong đội hình 25 cầu thủ, thì họ rơi vào bế tắc của phiên bản Brexit không có thỏa thuận, mà ở đó, mọi hợp đồng “ngoài Vương quốc Anh” sẽ phải tham chiếu thêm điều kiện có được cấp giấy phép lao động tại Anh hay không.

Câu trả lời chỉ có nếu hai bên cùng nhận thấy rằng, thực ra, cái gọi là “hạn ngạch” chẳng có giá trị mà số phút các cầu thủ bản địa được thi đấu mới tạo nên những tuyển thủ Anh chất lượng cao. Có như thế, số lượng 8 cầu thủ “hàng nhà” mới không trở thành những “xác sống” được dùng để đối phó với FA.

Ông Masters cũng thừa nhận rằng, ước mơ của Premier League là tạo nên được một Tam Sư mạnh mẽ, đủ sức vô địch EURO hay Wolrd Cup, song ông cũng mơ Premier League có được một hệ thống mới nên linh hoạt.

Nhưng chính ông cũng sẽ phải làm rõ với các chủ sở hữu CLB về các ưu tiên của họ một cách rõ ràng. “Chúng tôi chỉ không muốn mạo hiểm với hệ thống hiện tại. Chúng tôi không muốn mạo hiểm với Premier League vì giải đấu này đã và đang thành công một cách phi thường”.

Sau vòng đấu thứ 25 của Premier League mùa này, tỷ lệ phần trăm tổng số phút được chơi ở Premier League bởi các cầu thủ Anh đủ tiêu chuẩn là 34,4%, tăng nhẹ so với mức thấp kỷ lục là 29,9% ở mùa trước. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở nhóm Big Six lại giảm xuống mức 27,2%.

Vẫn còn quá sớm để nói rằng sự tăng nhẹ trên toàn giải đấu đánh dấu một xu hướng. Sự thay đổi này chủ yếu được xuất phát từ lệnh cấm chuyển nhượng của Chelsea vào mùa hè 2019 khiến họ phải dùng các cầu thủ từ học viện của CLB và sự tin tưởng dành cho cầu thủ Anh ở 3 tân binh thăng hạng mùa này là Norwich City, Sheffield United và Aston Villa.

Đối với HLV trưởng ĐT Anh Southgate, sự khác biệt là rõ ràng. Ở Tây Ban Nha, HLV Luis Enrique có thể chọn từ một giải đấu có 60% cầu thủ TBN đủ tiêu chuẩn, chưa kể những cầu thủ TBN thi đấu ở nước ngoài. Ở Pháp là 50% và cả Italia và Đức đều ở mức hơn 40% .

So sánh này đã cho thấy HLV của Tam Sư thất thế so với các đồng nghiệp khác trong việc lựa chọn cầu thủ tài năng vào ĐTQG. Mức tăng nhẹ 5% kể trên hầu như chẳng giúp gì Southgate trong khâu lựa ngọc trong đá. Trong khi, mùa Hè này, thày trò HLV Southgate phải thi đấu tại VCK EURO 2020.

FA chỉ có một quân bài để chơi, đó là quyền lực của chính phủ. Tuy nhiên, quyền lực đã có 156 năm tuổi đời đó có thể thỏa hiệp với con khủng long sinh lời tài chính Premier League hay không thì vẫn chưa ai biết.

Tuy nhiên, quan điểm của FA cũng có nhiều lợi ích. Các CLB cần phải nhìn thấy rằng, đề xuất mới của FA đã đem lại cơ hội cho họ được/bị sử dụng nhiều cầu thủ vốn được đào tạo tại các học viện đã được đầu tư rất nhiều. Đó là một khoảnh khắc lịch sử.

Theo Kỳ Lâm/Bongdaplus

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/the-thao/du-luat-moi-cua-fa-se-giet-chet-hay-cuu-roi-premier-league/20200210101246108