Du lịch Việt Nam năm 2019: Những kết quả ấn tượng

Trong 6 tháng đầu năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, tổ chức triển khai nhiều hoạt động và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhân dịp kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống ngành du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ những kết quả ấn tượng của ngành tại Họp báo về tình hình du lịch 6 tháng đầu năm 2019, công bố báo cáo thường niên du lịch 2018 tại Hà Nội.

Nhiều nhiệm vụ quan trọng

Thông tin tại họp báo, Vũ Quốc Trí, Chánh Văn phòng Tổng cục Du lịch cho biết, trong 6 tháng, ngành du lịch đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khi đã triển khai các giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế, nội địa, đạt mục tiêu theo kịch bản tăng trưởng của ngành du lịch năm 2019.

Du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế. Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế. Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Theo đó, Tổng cục đã triển khai các giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế, nội địa, đạt mục tiêu theo kịch bản tăng trưởng của ngành Du lịch năm 2019; hoàn thiện và báo cáo Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ dề án “Chiến lược phát triển du 1ịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn dển năm 2050” và “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới"; đăng cai tổ chức thành công Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2019 với hơn 50 sự kiện do Việt Nam chủ trì hoặc phối hợp;

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong giai đoạn nửa năm qua cũng chủ động, chuyên nghiệp hơn, điểm nhấn là Hội chợ Travel tại Hạ Long với 351 gian hàng, 340 người mua, 640 người bán và 120 bảo chí quốc tế; Việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên cũng gây được nhiều ấn tượng trong và ngoài nước; Việt Nam cũng tham gia 6 hội chợ du lịch quốc tế; tổ chức 8 roadshow tại các nước ASEAN, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và mở văn phòng đại diện xúc tiến du lịch đầu tiên tại Hàn Quốc theo mô hình liên kểt công - tư;

Ngoài ra, Tổng Cục Du lịch triển khai 4 dế án đã dược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu câu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; quỹ hỗ trợ phát triền du lịch;

Công tác quản lý nhà nước vê cảc lĩnh vực lữ hành, hưởng dẫn viến, cơ sở lưu trú du lịch được tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; quản lý điểm đến, thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh kiểm soát, chấn chỉnh việc đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ du lịch, hạn chế cơ bản hoạt động tour giá rẻ; hỗ trợ các địa phương Cao Bẳng, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa tổ chức các sự kiện để xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, quản lý điểm đến.

Trong 6 tháng đầu năm, các tỉnh/thành phố chủ động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh, liên kết trong vùng và với các tỉnh thành khác; nhiều công trình hạ tầng quan trọng như hệ thống đường cao tốc, cảng biển, sân bay… đưa vào khai thác góp phần tích cực phát triển du lịch; sự chủ động và nỗ lực của hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp trong đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô và tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch phụ vụ du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt dộng du 1ịch thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế cần tập trung khắc phục như công tác bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường vẫn còn nhiếu thiếu sót, rác thải ô nhiễm, tai nạn ảnh hưởng đến an toàn caả khách du lịch tại cảc điểm du lịch còn xảy ra, đặc biệt vào các dịp lễ hội, mùa cao điểm du lịch; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch chưa cao.

Tăng trưởng cao gấp đôi mức tăng chung của thế giới

Theo Tổng cục Du lịch, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt trên 8,5 triệu lượt khách, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Điểm đáng chú ý là có một số thị trường lượng khách tăng rất cao, như Thái Lan tăng tới 45,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt trên 245.000 lượt người, nằm trong top 10 thị trường gửi khách tới Việt Nam đông nhất.

Ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch cho biết, ngay khi có thông tin này, Trưởng đại diện Tổng cục Du lịch Thái Lan tại Việt Nam đã gửi tin nhắn tới ông, qua đó chúc mừng ngành Du lịch Việt Nam vì đã đạt được mức tăng trưởng cao như vậy từ thị trường Thái Lan. Dường như đang có một “làn sóng” người Thái Lan đi du lịch Việt Nam.

Ông Đức cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút khách từ thị trường này cùng những thị trường ASEAN đang nổi khác như Philippines, Indonesia; tận dụng lợi thế để khai thác những thị trường gần, nội khối được miễn visa. Đồng thời, từng bước cân bằng trao đổi khách giữa Việt Nam và Thái Lan.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế 6 tháng qua của Du lịch Việt Nam không cao như mức tăng 20% của năm 2018, nhưng ngành Du lịch vẫn quyết tâm đạt được 17,5 đến 18 triệu lượt khách quốc tế. Và nếu đạt được con số này cũng có nghĩa ngành Du lịch Việt Nam sẽ về đích trước một năm so với mục tiêu đón 17- 20 triệu khách quốc tế vào năm 2020 đã đề ra tại Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo Báo cáo Du lịch thường niên 2018 mà Tổng cục Du lịch công bố, tốc độ tăng trưởng dự báo của ngành Du lịch Việt Nam năm 2019 tăng 6,5- 8,5% so với năm 2018, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng bình quân của thế giới là 3-4% (theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới) và cao hơn mức tăng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 5-6%. Tổng thu từ khách du lịch của nước ta cũng được dự báo tăng 10- 12% so với năm 2018, đạt 700 nghìn tỷ đồng.

Tổng cục Du lịch cũng nhận định, mức tăng khách du lịch cao liên tục trong 3 năm qua, từ 7,9 triệu khách quốc tế năm 2015 lên 15,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2018 đã khiến năng lực, sức chứa tại một số trung tâm du lịch bị quá tải vào một số thời điểm, nhất là dịp lễ tết, mùa cao điểm khách quốc tế và nội địa.

Khách du lịch tập trung quá đông tại một số điểm gây ra tình trạng lộn xộn, mất vệ sinh, không an toàn, không đảm bảo chất lượng dịch vụ; kiểm soát giá cả không chặt chẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, những xung lực tạo ra dư địa phát triển mới đang hình thành tại các địa bàn trọng điểm và các điểm đến phụ cận, có thể chưa đáp ứng ngay được yêu cầu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, bền vững.

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, mức độ mở cửa quốc tế, hạ tầng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn hạn chế so với yêu cầu phát triển. Chính sách, hoạt động quản lý du lịch, xúc tiến du lịch của Việt Nam còn chưa thực sự linh hoạt, hiệu quả, tính kết nối đồng bộ chưa cao.

Chính vì thế, 6 tháng cuối năm 2019, ngành Du lịch đã xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp để thu hút khách quốc tế đến; cải thiện môi trường kinh doanh du lịch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điểm đến; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cụ thể là nâng vị trí xếp hạng trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của WEF từ 7 đến 9 bậc.

Bảo Thoa

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/du-lich-viet-nam-nam-2019-nhung-ket-qua-an-tuong-93672.html