Du lịch thân thiện cùng voi - Bảo tồn để phát triển

Nhằm mục đích bảo tồn voi nhà đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, từ tháng 11/2022, Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia Foundation) hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 5 năm chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện cùng voi trên địa bàn huyện Buôn Đôn và Đắk Lắk.

Đây là mô hình đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, là tín hiệu vui cho voi nhà thoát khỏi cảnh xiềng xích. Du khách được tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của voi; theo dõi voi ăn, tắm, ngủ, đi dạo và chụp ảnh cùng voi... Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch truyền thống, trực tiếp tác động đến voi như cưỡi, tiếp xúc trực tiếp với voi sẽ bị cấm.

Đối với các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, voi là loài vật được yêu quý như thành viên trong gia đình và buôn làng.

Đối với các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, voi là loài vật được yêu quý như thành viên trong gia đình và buôn làng.

Gói hỗ trợ của Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia Foundation) đã giúp đàn voi hoàn thành sứ mệnh phục vụ khách du lịch đến với huyện Buôn Đôn và chính thức được nghỉ ngơi.

Những chú voi ở Đắk Lắk không còn phải oằn mình cõng chở du khách mỗi ngày.

Đàn voi nhà ở Buôn Đôn đang được đầu tư chăm sóc, tái tạo sức khỏe để duy trì và bảo tồn đàn voi nhà ở Việt Nam.

Những hoạt động du lịch thân thiện như chụp ảnh, cho voi ăn được nhiều khách du lịch hưởng ứng.

Du khách chụp ảnh chung với những chú voi ở huyện Buôn Đôn.

Du lịch thân thiện cùng voi là mong muốn của nhiều khách du lịch khi đến với Đắk Lắk.

Việc dừng khai thác du lịch lịch cưỡi voi là tín hiệu đáng mừng ở thời điểm khởi đầu của mô hình du lịch thân thiện cùng voi.

Nhật Anh (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/du-lich-than-thien-cung-voi-bao-ton-de-phat-trien-20230316103800509.htm