Du lịch làng nghề: Để lối nhỏ thành đường

Làng nghề không chỉ nuôi sống người dân ở một số vùng nông thôn mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử lâu đời, lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, phong tục tập quán của từng nhóm cộng đồng người. Chính vì vậy, du khách tìm về các làng nghề không chỉ tìm hiểu lịch sử, nét văn hóa, kiến trúc hay mua sản phẩm mà thông qua đó còn cảm nhận được sự bền bỉ, sáng tạo của bao thế hệ được hun đúc trong lao động. Ngày nay, phát triển du lịch làng nghề truyền thống được xem là triển vọng trong thời kỳ hội nhập sâu với thế giới.

Các em học sinh trải nghiệm nghề thêu tại Công ty TNHH Thêu Minh Trang (Ninh Hải, Hoa Lư).

Trong dòngchảy của cuộc sống với nhiều thăng trầm, nhưng hơn 700 năm qua, người dân VănLâm, xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư) vẫn bền bỉ duy trì nghề truyền thống, đồng thơìbồi đắp, sáng tạo thêm mẫu mã mới để bắt nhịp với nhu cầu thị trường.

Dọc haibên đường vào Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là các cửa hàng san sát bày báncác sản phẩm như: khăn tay, áo, tranh… Những người phụ nữ Văn Lâm vẫn miệt màibên những khung thêu không chỉ làm giàu cho gia đình, mà còn thả hồn vào nhữngsản phẩm thêu độc đáo mang hình ảnh con người, non nước của vùng quê di sản.

Chị Vũ ThịHồng Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang là một người con tiêu biêủcủa làng Văn Lâm với tình yêu quê hương và sự đam mê với nghề thêu ren đã gópphần không nhỏ vào sự phát triển của làng nghề truyền thống. Chị đã đi tiênphong trong việc kết hợp thêu ren với thêu màu để đưa vào các sản phẩm thơìtrang như: Váy, áo, túi xách, giày dép…

Nhờ đó, sản phẩm thêu của làng nghềphát triển rất phong phú, đó là những tấm ga trải giường, mặt gối, bộ khăn ăn,rèm cửa, áo ki-mô-nô, áo hanbok, khăn tay, tranh, ảnh... Với sự đa dạng về mâũmã, chất lượng và uy tín, hàng thêu Văn Lâm ngày càng tạo được lòng tin vơíkhách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Italia, Anh, Mỹ… Các sản phẩm thêuren của Văn Lâm còn có mặt ở các hội chợ, các điểm du lịch, luôn được kháchhàng trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Hiện nay,Công ty thêu Minh Trang đã xây dựng xưởng thêu rộng 1.200 m2 và cửa hàng 600 m2bán và giới thiệu sản phẩm kết hợp với dịch vụ trải nghiệm thêu thực tế tại cưảhàng. Thời điểm hiện tại, lượng khách du lịch đến tham quan cửa hàng rất đông,chủ yếu là khách quốc tế, họ rất thích thú và hào hứng muốn tìm hiểu nghề thêucủa Việt Nam và tham quan du lịch làng nghề.

Dưới sự hướng dẫn của người thợtại làng nghề thêu ren truyền thống Văn Lâm, các đoàn du khách trong và ngoàinước được tự tay làm từng công đoạn để có sản phẩm thêu ren. Từ cách tạo khung,nắn nót từng đường nét trên khung thêu, mẫu mã hoa văn đơn giản... một côngviệc thử thách sự kiên nhẫn, độ khéo léo và sự tỉ mỉ của du khách. Sau khi hoànthành sản phẩm, du khách được mang về làm kỷ niệm.

Bà Barbel Maeseen, một dukhách đến từ Đức cho biết lý do thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắmnhìn phong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quenvới những nghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quytrình sản xuất sản phẩm thủ công.

Theo dòngchảy của sự phát triển du lịch, nghệ nhân Phạm Văn Vang, người có công phụcdựng lại nghề gốm cổ truyền thống Bồ Bát, làng Bạch Liên, xã Yên Thành (huyệnYên Mô) luôn xác định xây dựng và phát triển làng nghề trở thành một điểm đếncho du khách mỗi khi về vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Các sản phẩm gốm, sứ của Bồ Bátrất đa dạng, từ những vật dụng sinh hoạt như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa … đếnnhững sản phẩm lưu niệm, trang trí như chuông gió, vòng cổ, tranh gốm mỹ thuật…Tất cả đều được chế tác tinh xảo, phủ màu men gan, loại men giả cổ, trắng vàsâu men, độ bền cơ học tốt, độ mịn cao.

Bằng sự khéo léo và tình yêu quê hương,những người thợ của làng nghề đã thổi hồn cho các sản phẩm gốm sứ bằng nhữngnét vẽ hoa văn, hình ảnh cách điệu của non nước Ninh Bình như: Khu du lịch sinhthái Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính… Nghệ nhân Phạm Văn Vang,Giám đốc Công ty TNHH gốm Bồ Bát chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng gốm Bồ Bát trởthành món quà không thể thiếu của mỗi du khách khi về Ninh Bình”.

Bà DươngThị Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình đánh giá: Hiện nay, nhu cầu củakhách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế muốn tìm đến các khu vực nôngthôn có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đẹp để tham quan du lịch và tìm hiêủđời sống văn hóa của người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịchlàng nghề phát triển. Nhiều làng nghề của Ninh Bình đã tận dụng lợi thế sẵn cócủa mình để khai thác du lịch và đã có những thành công bước đầu.

Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch làngnghề, ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết: Việc pháttriển du lịch làng nghề ở Ninh Bình không chỉ có ý nghĩa tạo ra những sản phẩmdu lịch khác biệt, mà nó còn như một phương pháp hiệu quả nhằm duy trì, bảo tồnvà lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đang phải chịu áp lực của sự pháttriển kinh tế và quá trình đô thị hóa đang diễn ra phổ biến.

Tuy nhiên,du lịch làng nghề ở Ninh Bình mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sản phẩm, chưatạo thành điểm đến và có tính kết nối tour, tuyến du lịch, vì vậy chưa xứng vơítiềm năng. Theo ông Bùi Văn Mạnh, phát triển du lịch làng nghề chính là mộttrong những giải pháp hiệu quả góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoácủa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Chính vì vậy, các cơ quan chức năngcần quan tâm hơn đến công tác trùng tu, tôn tạo và khôi phục các hoạt động vănhóa dân gian trong khu vực làng nghề để tăng sức hút với du khách. Cùng với đóchúng ta cần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu hụt lao động trongcác làng nghề và hơn hết là có một quy hoạch tổng thể du lịch làng nghề, từ đólàm cơ sở thu hút đầu tư.

Bài, ảnh:Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/du-lich-lang-nghe-ie-loi-nho-thanh-duong-20200121082425525p15c43.htm