Du học (kỳ 2): Cách học với giáo sư Mỹ

Tôi thường giải thích: 'Các giáo sư ở đây để giúp các em học. Nói chuyện với họ và hỏi xin giúp đỡ khi các em cần điều đó. Nếu các em không hiểu cái gì đó, giơ tay lên và hỏi câu hỏi. Nếu các em cảm thấy không thoải mái hỏi trước lớp, thì hẹn gặp giáo sư để gặp họ trong văn phòng của họ sau giờ lên lớp'.

Một giảng đường phương Tây - Ảnh: Internet

Vấn đề chung trong các sinh viên quốc tế khi lần đầu tiên họ tới Mỹ là ngôn ngữ. Nhưng điều đó có thể được giải quyết qua thời gian nếu họ tích cực thực hành tiếng Anh và làm bạn với sinh viên Mỹ. Tuy nhiên, một số người trong họ ưa thích là bạn với những người cùng nước và giữ việc nói tiếng mẹ đẻ của họ. Trong trường hợp đó, phải mất thời gian lâu hơn để vượt qua vấn đề ngôn ngữ và thường làm cho thời gian hoàn thành giáo dục của họ lâu hơn. Về trung bình, phải mất 4 năm để hoàn thành bằng cử nhân, nhưng những sinh viên này có thể mất 5 năm hay thậm chí 6 năm. Có những sinh viên đã học ở đây trong nhiều năm mà vẫn không nói thạo tiếng Anh. Khi họ xin việc làm, nhiều người không qua được phỏng vấn do khiếm khuyết ngôn ngữ. Vài năm trước đây, một người quản lý thuê người nói với tôi: “Cho dù họ có kỹ năng kỹ thuật tốt nhưng nếu họ không thể trao đổi được, tôi không thể thuê họ được. Phần lớn các việc làm kỹ thuật đều yêu cầu làm việc tổ nơi trao đổi là mấu chốt. Nếu họ không thể thảo luận được, không thể chia sẻ ý tưởng hay diễn đạt ý kiến của họ, họ là vô dụng”.

Vấn đề khác là một số sinh viên quốc tế hay im lặng và không thích hỏi trong lớp. Khi không hiểu cái gì đó, họ ưa thích hỏi bạn bè thay vì hỏi các giáo sư. Trong các trường Mỹ, tương tác giữa sinh viên và giáo sư là quan trọng vì nó là một phần của quá trình học. Tôi thường giải thích: “Các giáo sư ở đây để giúp các em học. Nói chuyện với họ và hỏi xin giúp đỡ khi các em cần điều đó. Nếu các em không hiểu cái gì đó, giơ tay lên và đặt câu hỏi. Nếu các em cảm thấy không thoải mái hỏi trước lớp, thì hẹn gặp giáo sư để gặp họ trong văn phòng của họ sau giờ lên lớp”. Một số sinh viên bảo tôi rằng ở nước họ, hỏi quá nhiều có nghĩa phá vỡ lớp học và có thể bị dán nhãn là “ngu.” Tôi giải thích: “Đây không phải là nước em. Không ai cười em nếu em hỏi. Trong phần lớn các lớp, thời gian tốt nhất để học là trong các câu hỏi. Nhiều giáo sư không giảng mấy, kể cả tôi, vì chúng tôi tin sinh viên có thể tự mình học tài liệu qua các bài đọc được phân công trước khi lên lớp. Thời gian trên lớp được dùng để thảo luận và trả lời các câu hỏi. Một số giáo sư sẽ nêu ra những câu hỏi khác để thách thức sinh viên nghĩ sâu hơn để cho họ có thể hiểu rõ các khái niệm.

Trong giờ thầy giảng, sinh viên thường ghi chép nhưng một số người không biết cách ghi chép. Họ thường cố viết ra nhiều nhất có thể được, nhưng do họ không thể viết nhanh được như giáo sư nói nên ghi chép của họ bị thiếu nhiều điều. Những ghi chép không đầy đủ có thể tạo ra thông tin sai lầm. Để ghi chép rõ ràng và đầy đủ trong lớp, sinh viên cần đọc tài liệu được phân công trước khi lên lớp để biết về bài giảng. Trong lớp chỉ nên viết ra những điều quan trọng. Tôi bao giờ cũng khuyến khích các sinh viên xem lại ghi chép của họ ngay sau giờ lên lớp và đối chiếu với sách giáo khoa về thông tin thiếu rồi viết lại. Bằng việc đi qua quy trình ôn tập và viết lại, điều này sẽ giúp chuyển tài liệu được học từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn, sẽ giúp cho họ hiểu tài liệu ở mức độ sâu sắc hơn. Những ghi chép này sẽ trở thành ghi chép học tập nơi họ có thể ôn lại trước bài kiểm tra. Trong ngày đầu của lớp, tôi thường nói với sinh viên: “Nếu các em có thể tuân theo lời khuyên học tập này, thầy đảm bảo rằng các em không bao giờ có vấn đề gì trong bất kỳ lớp nào và sẽ làm tốt trong phần lớn các bài thi”. Câu hỏi của tôi là: Bao nhiêu sinh viên có thói quen đọc tốt? Bao nhiêu sinh viên sẽ đọc tài liệu trước khi lên lớp? Bao nhiêu sinh viên sẽ ôn lại và viết lại ghi chép của họ?

Học ở nước ngoài là sự đầu tư chính nhưng không phải mọi đầu tư đều mang lại kết quả tốt. Do đó, mọi sinh viên đều cần có bản kế hoạch “dự phòng” trong trường hợp cái gì đó không làm việc tốt. Điều đó có nghĩa là bố mẹ và con cái phải nghĩ kỹ về điều gì sinh viên sẽ làm nếu cái gì đó không xảy ra như mong đợi. Bản kế hoạch dự phòng bao gồm nhiều kịch bản để giữ cho sinh viên đạt tới mục đích giáo dục của họ. Trong bài này, tôi chỉ tập trung vào vấn đề hàn lâm như điều gì xảy ra khi sinh viên không học tốt ở trường hay trong lĩnh vực học tập của họ. Nhiều trường Mỹ cho phép sinh viên đổi lĩnh vực học tập trong hai năm đầu. Chẳng hạn, sinh viên có thể đổi lĩnh vực học tập của họ từ Khoa học máy tính sang Hệ thống thông tin quản lý hay sang Toán học, Vật lý, v.v.. Tất nhiên, điều đó có thể không phải là điều gia đình trông đợi nhưng điều quan trọng với sinh viên là giải thích được lý do với bố mẹ họ về tình huống này. Có những lý do như căng thẳng, nhớ nhà, tan vỡ tình cảm, nhưng hiệu năng tại nhà trường thường là lý do chính.

Vài năm trước, đã có một sinh viên không học tốt trong lớp của tôi khi anh ta bị tụt lại xa đằng sau. Khi tôi kiểm lại điểm của anh ta, tôi thấy rằng anh ta đã không hoàn thành được nhiều môn trước, điểm trung bình của anh ta thấp dưới chuẩn, điều có nghĩa là anh ta đang bị treo về hàn lâm. Tôi bảo anh ta: “Nếu em không cải tiến điểm của em, em sẽ bị đuổi vì em đã bị treo. Nhưng dựa trên điều thầy thấy, thầy nghĩ em không thể qua được môn học này”. Anh ta hỏi: “Vậy thì điều gì sẽ xảy ra cho em?”. Tôi giải thích: “Là sinh viên quốc tế, em đang có visa đặc biệt, điều cho phép em học ở đây. Nếu trường đuổi em, họ phải báo cáo cho cơ quan xuất nhập cảnh rằng em không còn ở trường. Trong tình huống đó, em sẽ phải về nhà. Nếu em ở lại thì em trở thành người bất hợp pháp”. Anh ta khóc: “Nhưng em không thể nói với bố mẹ em được, họ mong đợi rằng em sẽ thành công”. Tôi hỏi: “Họ có biết rằng em đang bị treo không?”. Anh ta lắc đầu: “Không, em đã không nói gì với họ”. Tôi hỏi: “Em có biết rằng những sinh viên bị treo mà không cải tiến thì sẽ bị đuổi không?”. Anh ta gật đầu và bắt đầu khóc. Tôi hỏi: “Em có kế hoạch dự phòng không?”. Anh ta thậm chí không biết nó là cái gì. Về sau, tôi có cuộc nói chuyện dài với anh ta và gia đình anh ta, tôi biết rằng anh ta là trong số những sinh viên đi học nước ngoài mà không có chuẩn bị gì. Gia đình đã đầu tư nhiều tiền, dùng tư vấn giúp viết đơn xin học để anh ta vào trường hàng đầu mà không tính tới hiệu năng hàn lâm của anh ta. Cuối cùng, anh ta phải trở về Thượng Hải sau khi không học được nhiều môn.

Tôi bao giờ cũng khuyên các sinh viên chia sẻ mọi thứ với bố mẹ họ, kể cả hiệu năng hàn lâm. Họ cũng có thể chia sẻ về sự cô đơn, nỗi nhớ nhà, căng thẳng, thất vọng, mối quan hệ tan vỡ, và thất vọng hàn lâm. Nhưng tôi cũng yêu cầu bố mẹ lắng nghe cẩn thận mà không trách mắng hay giận dữ. Mọi bố mẹ nên biết mọi sự kiện để họ có thể giúp con có hành động thích hợp. Sau rốt, đó là đầu tư của họ và tương lai của con cái họ. Chỉ thế thì họ mới có thể giúp cho con cái bằng việc đặt các vấn đề của chúng vào hoàn cảnh. Nếu vấn đề là về hiệu năng tại nhà trường, họ có thể để chúng biết rằng hỏng một môn không phải là chấm hết vì chúng có thể học nó và tập trung vào cải tiến việc học tập của chúng. Nếu vấn đề là cái gì đó khác, họ có thể cần có mọi sự kiện trước khi có bất kỳ hành động nào.

Với các bố mẹ của sinh viên đang lập kế hoạch đi học nước ngoài, lời khuyên của tôi là chuẩn bị sớm nhất có thể được vì được chấp nhận vào một trường nước ngoài chỉ là bắt đầu. Sinh viên học tốt thế nào, họ trưởng thành thế nào, họ đạt tới mục đích giáo dục của họ tốt thế nào là tùy vào họ được chuẩn bị tốt thế nào.

GS John Vũ

GS John Vũ là kỹ sư cao cấp tại hãng Boeing trong hơn 20 năm qua và còn là một dịch giả uyên thâm nổi tiếng với bút danh Nguyên Phong khi dịch các cuốn sách “Hành trình về phương Đông”, “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Đường mây qua xứ tuyết”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Minh triết trong đời sống”… Ông vừa có những chia sẻ thú vị quanh chuyện đi du học và chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả những chia sẻ đáng tham khảo của GS..

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/du-hoc-c-109/du-hoc-ky-2-cach-hoc-voi-giao-su-my-97955.html