Dự báo trận chiến thứ tư Đại Tây Dương: Phương Tây 'nóng mặt' uy lực tàu ngầm Nga

Các quan chức Mỹ và châu Âu cảnh báo trong những năm gần đây rằng có nhiều tàu ngầm Nga đang gia tăng thách thức. Các quốc gia NATO đang từng bước ngăn chặn mối đe dọa này.

Cuộc chiến tàu ngầm liên tục gia tăng

Tướng James Foggo, người đứng đầu Hải quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi cho biết, “cuộc chiến lần thứ 4 tại Đại Tây Dương" nhiều khả năng đã sẵn sàng và có khả năng còn vươn xa vùng biển Đại Tây Dương.

Tướng James Foggo nhận định cho một trận chiến thứ 4 trên Đại Tây Dương và còn xa hơn nữa. Ảnh:REUTERS/Marit Hommedal/NTB

“Tôi đã phải dùng đến thuật ngữ này, nhắc đến cuộc chiến thứ tư tại Đại Tây Dương ngay bây giờ. Và đó không chỉ dừng lại ở Đại Tây Dương”, ông Foggo nói trong một cuốn sách “On the Horizon” vừa được xuất bản vào cuối tháng 8.

“Đó là tất cả những vùng nước ở biển Bắc Cực, biển Baltic, biển Địa Trung Hải, biển Đen và các khu vực tiếp cận eo biển Gibraltar và Bắc Đại Tây Dương”, ông Foggo nói thêm đồng thời nhắc đến các vùng biển Greenland, Iceland – được xem như đầu mối cho các hoạt động hàng hải trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Trong khi các cơ quan tình báo đưa ra ước tính thời Chiến tranh Lạnh cho rằng, hoạt động hàng hải Nga vẫn đạt được đỉnh cao trong thời gian này thì các quan chức Mỹ và châu Âu đều bày tỏ lo ngại trong suốt vài năm qua.

“Động thái các cuộc chiến tàu ngầm liên tục gia tăng từ lần đầu tiên tôi trở lại châu Âu và kể từ khi chiến tranh Lanh”, ông Foggo từng nắm giữ vị trí Chỉ huy Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ cho biết.

“Hải quân Nga vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư mạnh trong lĩnh vực tàu ngầm trên biển và thời gian đã chứng minh cho sức mạnh hải quân rất hiệu quả của nước này”, ông Foggo cho biết.

Sự sẵn sàng của lực lượng tàu ngầm Nga đã được nâng cao tới mức độ cho phép Hải quân Nga triển khai chúng gần như liên tục trên các vùng biển.

Ông John Richardson, chỉ huy các hoạt động Hải quân Mỹ đã nói với các nhà lập pháp đầu năm nay rằng, Moscow đang từng bước tạo nên đột phá với tàu ngầm trong cả công nghệ và động thái hoạt động mở rộng tại nước ngoài.

Lớp tàu ngầm mới nhất của Nga có tên là Yasen từng được so sánh với lớp tàu ngầm tốt nhất của Hải quân Mỹ. Sự khuếch đại sức mạnh hải quân khủng của Moscow về cả kỹ thuật lẫn lợi thế địa lý giúp nước này có thể triển khai mở rộng từ các căn cứ ở biển Barents, Baltic và Biển Đen.

“Các tàu ngầm lớp Kilo của Nga mới hơn và tân tiến hơn loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện có thể sử dụng phóng các tên lửa hành trình Kalibr từ các khu vực và phòng vào bất kỳ thủ đô nào của châu Âu”, ông Foggo cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Foggo, cách tốt nhất để theo dõi loại tàu ngầm này không phải thông qua các tàu ngầm khác bởi nó giống như tìm một cây kim trong đống cỏ khô. Cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều là chú ý vào tàu ngầm, tàu mặt nước và các phương tiện đường không tấn công tàu ngầm của đối phương trên mọi bình diện.

Mỹ và NATO từng bước tác chiến chống tàu ngầm

Theo ông Foggo, việc tham gia tác chiến chống tàu ngầm là một hoạt động quân sự phối hợp và không được quên điều này. Ông Foggo cũng cho rằng, điều này liên quan đến Hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi cùng với Hạm đội 6 kéo dài từ nửa phía Đông Đại Tây Dương đến khu vực Horn of Africa (Sừng Châu Phi).

Các hải quân NATO và nhiều hải quân khác quanh thế giới liên tục gia tăng chú ý đến khả năng tác chiến chống tàu ngầm trong nhiều năm gần đây đồng thời cải thiện công nghệ và dành thời gian tập luyện. Một tín hiệu của sự tập trung này là thị trường phao âm nhằm phát hiện các mục tiêu dưới lòng biển đang phát triển rầm rộ.

Vào đầu năm 2017, các tàu Hải quân Mỹ đã triển khai phía Đông Địa Trung Hải nhằm theo dõi Krasnodar – tàu ngầm tấn công ít tiếng ồn lớp Kilo của Nga, được nhắc đến giống như "Hố đen đại dương". Các thủy thủ trên tàu sân bay USS George H.W. Bush liên tục giám sát hoạt động của Krasnodar.

“Điều này ám chỉ sự thay đổi linh hoạt của thế giới. Rất nhiều điều mà chúng ta đã liên tục trải qua trong suốt 15 năm qua đang quay trở lại”, thuyền trưởng Jim McCall, chỉ huy tàu sân bay USS George H.W. Bush nói trên tờ the Wall Street Journal.

Ông Edward Fossati, chỉ huy trực thăng săn tàu ngầm thuộc nhóm hỗ trợ tàu sân bay USS George H.W. Bush cho rằng, các khả năng lần dấu vết liên tục cải thiện cho dù các tàu ngầm Nga có cải thiện khả năng tránh bị phát hiện rất tốt.

Lực lượng mặt nước của Hải quân Mỹ đã để cho năng lực tác chiến chống ngầm có phần suy yếu trong nhiều năm sau Chiến tranh Lạnh.

“Cho đến cách đây vài năm, các hệ thống chống tàu ngầm của Mỹ vẫn chưa được hiện đại hóa cho dù Nga và Trung Quốc liên tục thúc đẩy công nghệ tân tiến nhất. Các tàu ngầm mặt nước có thể đang trở lại”, Bryan Clark, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, nhận định./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/du-bao-tran-chien-thu-tu-dai-tay-duong-phuong-tay-nong-mat-uy-luc-tau-ngam-nga-362377.html