Dow ghi nhận tuần 'thua lỗ' thứ ba liên tiếp; Giá dầu giảm 2 USD/thùng

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều vào thứ Sáu (17/02) khi lạm phát cao và lãi suất tăng trở lại tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Dầu giảm 2 đô la một thùng và kết thúc tuần ở mức thấp hơn rõ rệt, do các nhà giao dịch lo ngại rằng các đợt tăng lãi suất trong tương lai của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và lo lắng về các dấu hiệu cung cấp dầu thô và nhiên liệu dồi dào.

Dow giảm dù khởi sắc trong phiên

Khép phiên, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 129,84 điểm, tương đương 0,39%, lên 33.826,69. Chỉ số 30 cổ phiếu phục hồi từ mức đáy trong phiên nhờ cổ phiếu của Amgen và United Health, lần lượt cộng thêm 2,69% và 2,41%.

S&P 500 sụt 0,28% xuống 4.079,09 và Nasdaq Composite rớt 0,58% xuống 11.787,27. Năng lượng là yếu tố tụt hậu lớn nhất. Với cổ phiếu của Devon Energy giảm 4,29%, kéo S&P 500 đi xuống.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đạt mức chưa từng thấy kể từ tháng 11/2022, gây áp lực lên cổ phiếu vào đầu phiên.

Cổ phiếu biến động trong suốt tuần. Chỉ số Dow kết thúc tuần giảm 0,13%,ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp - lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022 S&P 500 đã giảm 0,28% trong tuần, đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp. Trong khi Nasdaq tăng 0,59% trong tuần.

Các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về việc nền kinh tế và chứng khoán Mỹ sẽ đứng vững như thế nào khi Fed tăng lãi suất để chế ngự lạm phát cao. Trong một bài phát biểu hôm thứ Sáu, Thống đốc Michelle Bowman cho biết còn một chặng đường dài trước khi ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

Các động thái này được đưa ra sau khi các chỉ số trung bình chính giảm hơn 1% vào thứ Năm, sau khi Bộ Lao động cho biết chỉ số giá sản xuất - một thước đo lạm phát theo dõi giá bán buôn - đã tăng 0,7% trong tháng trước. Con số này cao hơn so với mong đợi của các nhà kinh tế.

Tuần tới, nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi mùa báo cáo lợi nhuận để tìm kiếm dấu hiệu về sức mạnh hay sự suy yếu của người tiêu dùng. Home Depot, Walmart và Etsy dự kiến công bố kết quả kinh doanh vào tuần tới.

Dầu kết thúc tuần thấp hơn do lo ngại của Fed

Hồi thứ Năm, hai quan chức của Fed đã cảnh báo việc tăng lãi suất là điều cần thiết để kiềm chế lạm phát. Tâm lý thị trường đã thúc đầy đồng đô la Mỹ, khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, dầu thô Brent kỳ hạn giảm 2,14 USD hay 2,5% xuống 83,00 USD/thùng, giảm 3,9% so với tuần trước. Dầu thô ngọt nhẹ West Texas Middle (WTI) của Hoa Kỳ giảm 2,15 đô la, tương đương 2,7%, xuống 76,34 đô la, giảm 4,2% so với mức giá hồi thứ Sáu tuần trước.

Nhiều dấu hiệu về nguồn cung dồi dào cũng gây áp lực lên thị trường.

Các nhà sản xuất dầu của Nga kỳ vọng sẽ duy trì khối lượng xuất khẩu dầu thô hiện tại, bất chấp kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của chính phủ vào tháng 3, tờ báo Vedomosti cho biết.

Báo cáo mới nhất về nguồn cung của Mỹ, được công bố vào thứ Tư, cho thấy tồn kho dầu thô trong tuần tính đến ngày 10/2 đã tăng 16,3 triệu thùng lên 471,4 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 6/2021.

Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 1 giàn khoan xuống còn 760 giàn trong tuần tính đến ngày 17/2.

Bất chấp sự sụt giảm số giàn khoan trong tuần này, Baker Hughes cho biết tổng số giàn khoan vẫn tăng 115, tương đương 18%, so với thời điểm này năm ngoái.

Một số hỗ trợ đến từ các động thái trong tuần này của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và OPEC đồng loạt nâng cao dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay, với lý do kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ nhiều hơn.

Bộ trưởng năng lượng của Ả Rập Saudi cho biết thỏa thuận hiện tại của OPEC+, về cắt giảm mục tiêu sản lượng dầu 2 triệu thùng mỗi ngày, sẽ duy trì cho đến cuối năm nay, đồng thời cho biết thêm rằng ông vẫn thận trọng đối với nhu cầu của Trung Quốc.

Yên Huỳnh

Nguồn SGĐT: https://www.saigondautu.com.vn/dow-ghi-nhan-tuan-thua-lo-thu-ba-lien-tiep-gia-dau-giam-2-usdthung-post102026.html