Đột nhập nhà máy iPhone: Chính xác từng chi tiết, bảo mật như quân đội

Bảo mật tối đa và chính xác như quân đội là hai trong số những đặc điểm trong nhà máy nơi chiếc iPhone ra đời này.

Xếp hàng với độ chính xác như trong quân đội, hàng trăm nhân viên đang chờ đợi để chuẩn bị lắp ráp những chiếc iPhone tại một trong những nhà máy bí mật nhất trong chuỗi sản xuất của Apple. Mặc những chiếc áo màu hồng và đầu đội mũ xanh, các nhân viên tại nhà máy này sẽ được quét những chiếc thẻ ID bằng iPad bởi một kiểm soát viên trước mỗi ca làm việc. Thế nhưng, điều này là chưa đủ, họ cần phải trải qua một bước nhận diện khuôn mặt nữa.

Pegatron Corp có khoảng 50.000 công nhân lắp ráp iPhone tại nhà máy của công ty tại Thượng Hải. Nhà máy này có kích thước tương đương tới 90 sân bóng.

Kiểm soát viên sử dụng một chiếc iPad để kiểm tra thẻ của công nhân.

Thông tin này sẽ được quét để theo dõi.

Nhà máy này là nơi những chiếc smartphone mang lại lợi nhuận cao nhất thế giới được xuất xưởng.

Hệ thống quét còn giúp các nhà quản lý kiểm soát số giờ làm việc của công nhân, tránh tình trạng làm thêm giờ quá hạn mức.

Khi bước chân vào tổ hợp lắp ráp, các công nhân sẽ đi qua các máy phát hiện kim loại để đảm bảo không một chiếc máy ảnh hay các thiết bị ghi hình nói chung nào có thể bị lọt qua, tạo kẽ hở cho các rò rỉ được tuồn ra ngoài. Các công nhân sau đó sẽ trèo lên một cầu thang với nhiều lưới an toàn bên dưới để hạn chế những vụ tai nạn vô tình hay thậm chí là… tự tử. Từ lâu, các nhà máy đối tác của Apple đã “mang tiếng” ép công nhân làm thêm nhiều giờ khi đó chi trả không xứng đáng.

Theo số liệu thống kê từng được đưa ra vào năm 2016, mức lương sàn tại các nhà máy lắp ráp iPhone thấp đến mức công nhân buộc phải làm thêm giờ để đủ sống. Một công nhân hé lộ mỗi tháng cô kiếm được khoangt 2.020 Nhân dan tệ, tương đương trên dưới 7 triệu đồng, chưa bằng một phần hai giá một chiếc iPhone đời mới nhất.

Từ lâu các nhà máy đối tác của Apple tại Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc liên quan đến việc môi trường làm việc quá sức, độc hại trong khi thù lao thấp.

Các công nhân lần lượt bước vào khu sản xuất.

Tại nhà máy này có khoảng 50.000 công nhân tham gia vào khâu lắp ráp iPhone, một phần trong chuỗi cung ứng được kiểm soát chặt chẽ của Apple.

Trên tường là những áp phích với nội dung truyền cảm hứng.

Những khuôn mặt sẵn sàng cho ca làm việc của mình.

Người đứng đầu nhà máy này John Sheu từng chia sẻ với Bloomberg rằng hệ thống ID mới cho phép công ty giám sát công nhân khi họ làm việc quá định mức 60 giờ trên tuần hoặc làm việc quá 6 ngày liên tục. Hệ thống này cũng nâng cao tính minh bạch khi cho phép công nhân xem cụ thể các thông tin liên quan đến số giờ làm việc, tiền công và các chi phí liên quan đến ăn ở bằng nhiều cổng thông tin đặt xung quanh khuôn viên.

Mời bạn đọc xem thêm nhiều hình ảnh cận cảnh bên trong nhà máy bí mật của Apple từng được Bloomberg ghi lại và chia sẻ.

Một công nhân nhìn vào máy nhận diện khuôn mặt, điều mà tất cả công nhân cần làm trước khi bước chân vào khu vực lắp ráp.

Bên cạnh đó họ cũng phải quẹt thẻ cá nhân.

Nhà máy tại Thượng Hải của Pegatron có diện tích tương đương 90 sân bóng. Từ lâu, phần lớn những chiếc iPhone của Apple đã có dòng chữ “Made in China” ở mặt lưng.

Quy trình bảo mật ở đây cực kì nghiêm ngặt.

Máy rò kim loại thậm chí còn phát hiện kim loại ở trong áo ngực của các nữ công nhân, theo một chia sẻ trên Business Insider.

Công nhân thay đồng phục tại căn phòng với những tủ để đồ cá nhân.

Hệ thống ID mới được áp dụng để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và trách nhiệm, theo chia sẻ của quản lý nhà máy.

Công nhân ngồi tại một trung tâm dịch vụ công nhân viên bên trong nhà máy. Nhìn hình ảnh này làm nhiều người liên tưởng đến một sân bay.

Công nhân kiểm tra các thông tin về thù lao mình nhận được tại trung tâm dịch vụ công nhân viên.

Một công nhân mua hai chiếc xúc xích trong canteen nhà máy.

Lê Nam Khánh

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/cong-nghe/dot-nhap-nha-may-iphone-cua-pegatron-o-trung-quoc-7201917.html