Động vật với những cú lừa 'dị' khiến con người hết hồn

Các nhà nghiên cứu khoa học phát hiện nhiều loài động vật có những chiêu lừa vô cùng độc lạ để đối phó với con người và kẻ thù, là những 'diễn viên' siêu giỏi khiến con người phải bất ngờ.

Rắn là là một “diễn viên” siêu giỏi. Storeria dekayi, một loài rắn trong họ rắn nước sẽ đóng băng nếu có động vật ăn thịt hay con người chú ý tới nó.

Rắn là là một “diễn viên” siêu giỏi. Storeria dekayi, một loài rắn trong họ rắn nước sẽ đóng băng nếu có động vật ăn thịt hay con người chú ý tới nó.

Khi biết mình sắp chết, một số loài vịt cũng sẽ giả chết. Hiện tượng này được gọi là bất động âm, các nhà khoa học cho rằng phản ứng trên là một cơ chế bảo vệ của loài này. Nhưng thật không may, khi con người đã muốn thịt thì chúng vẫn không thể thoát.

Các gia súc như bò, dê, lợn cũng có thể rơi vào trạng thái bất động âm.

Cichlid, loài cá biển nhỏ ở vùng Địa Trung Hải thường xuyên giả vờ chết để thu hút con mồi. Loài cá khôn lanh này sẽ giả dạng giống như một con cá chết đang bị phân hủy và các loài động vật nhỏ chuyên ăn xác thối sẽ bị thu hút, tưởng sẽ có bữa ăn ngon lành nhưng lại trở thành mồi ngon béo bở cho loài cá đó.

Nhiều người luôn lo sợ bị cá mập tấn công, nhưng trên thực tế hiếm khi cá mập tấn công con người. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều khi đối diện với con người, cá mập xanh thường giả chết trong khoảng 15 giây, thay vì tấn công họ.

Trước khi giao phối, nhện đực Pisauridae tặng cho con cái một con côn trùng bọc trong mạng nhện. Tuy nhiên, nếu con cái không hài lòng với món quà này, chúng sẽ ngay lập tức giả chết để tránh cơn thịnh nộ ăn thịt bạn tình của con cái.

Khi tham gia vào một cuộc chiến ác liệt, đàn kiến lửa có chiến lược riêng của chúng. Những con kiến già tham chiến vô cùng hăng hái, những con trẻ hơn thì tìm cách chạy trốn còn những con non nhất thì giả chết để tránh bị thương và tìm đường về tổ sau cuộc chiến.

Để đột nhập vào tổ kiến Lasius flavus, bọ cánh cứng Pselaphid giả chết để khiến lũ kiến lầm tưởng đó là một miếng ăn ngon, tự nguyện khiêng bọ về tổ. Lúc đó, con bọ chỉ việc “sống lại” và thưởng thức món ấu trùng, nhộng kiến yêu thích.

Cáo gian xảo giả chết bằng cách nằm lăn ra đất và thè lưỡi ra, dụ chim ăn xác thối đến. Khi những con chim vào đúng tầm với, nó chỉ việc chồm lên và bắt mồi.

Giả chết cũng là cách cá hoàng đế dùng để săn mồi. Nó chỉ việc thả nổi cơ thể trên mặt nước gần bờ và tóm lấy con mồi khi có cơ hội. Mỗi lần giả chết, chúng có thể làm trong 15 phút là tỷ lệ thành công là 1/6.

Khi hoảng sợ, thú có túi ôpôt không chỉ giả chết mà thậm chí còn có thể tự khiến cơ thể bốc mùi tử thi, tự đưa mình vào trạng thái hôn mê đến mức không hề phản ứng lại bất cứ kích thích nào từ bên ngoài.

Khi bị đe dọa, bọ cánh cứng xanh ở vùng tây nam nước Mỹ co người lại, đôi chân trở nên cứng đơ, không động đậy. Khi nguy hiểm đã qua, bọ cánh cứng chỉ việc đứng thẳng lên và tiếp tục cuộc sống vừa bị gián đoạn của nó.

Khi phát hiện có kẻ thù đến gần tổ, chim choi choi (tên khoa học là Charadrius vociferus) không giả chết mà giả bị thương, xoãi cánh ra làm như bị gãy cánh, kéo kẻ thù rời xa tổ của nó rồi nhanh chóng phục hồi và bay vút đi.

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/dong-vat-voi-nhung-cu-lua-di-khien-con-nguoi-het-hon/20190607122418118