Đồng USD đang bị đe dọa bởi các ông lớn khác

Tình hình bất ổn so với đồng USD khi một 'câu lạc bộ' mới nổi xuất hiện có thể thay đổi vị thế của đồng bạc xanh trên thế giới.

Mới đây, chuyên gia Anne Korin từ Viện Phân tích An ninh Toàn cầu đã đánh giá rằng, đồng dollar của Mỹ đang bị đe dọa vị thế là đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Trung Quốc đang sử dụng hợp đồng dầu thô bằng đồng nội tệ, thay đổi vị thế thực sự của Mỹ.

Trung Quốc đang sử dụng hợp đồng dầu thô bằng đồng nội tệ, thay đổi vị thế thực sự của Mỹ.

Những quốc gia như Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu có động lực để làm suy yếu "dollar hóa".

Vấn đề quan trọng nhất là Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cố gắng quốc tế hóa việc sử dụng đồng nhân dân tệ. Hành động thể hiện rõ ràng nhất ý đồ này là việc giới thiệu các hợp đồng dầu thô giao sau bằng đồng nhân dân tệ. Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị thanh toán dầu thô nhập khẩu bằng đồng tiền riêng của họ chứ không phải là đồng dollar.

Động thái này được coi là cú giáng mạnh vào các hợp đồng bằng đồng USD. Tính đến thời điểm này, đồng USD của Mỹ vẫn đóng vai trò là loại tiền tệ chiếm ưu thế trong các giao dịch dầu thô giao sau (khoảng 90% giao dịch được thanh toán bằng USD).

Đồng petro-nhân dân tệ mà Trung Quốc đang thúc đẩy thực hiện sẽ không thể thay thế ngay lập tức đồng bạc xanh của Mỹ, nhưng việc một nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới tung ra hợp đồng dầu kỳ hạn bằng đồng nội tệ của mình là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn quảng bá rộng rãi việc sử dụng đồng nhân dân tệ của họ trong thương mại toàn cầu.

Trung Quốc đang duy trì kiểm soát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của mình đối với đồng nhân dân tệ, được giao dịch trên đại lục. Nó được phép giao dịch trong một phạm vi biến động hẹp trên dưới 2%/ngày, và nếu nó đi mức biến động đi quá xa, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ bước vào can thiệp để hạn chế mức biến động.

Trên lý thuyết, khi một loại tiền tệ suy yếu đi sẽ giúp cho một quốc gia có thể xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn trên thị trường quốc tế, và do đó sẽ giúp hàng hóa của nước này có mức cạnh tranh cao hơn với các hàng hóa tương tự ở nước nhập khẩu. Do đó, những bước đi của Bắc Kinh trong kiểm soát mức tỷ giá hối đoái được cho là nhằm hóa giải các thiệt hại có thể xảy ra trong cuộc chiến thương mại với MỸ.

Bà Korin cho rằng, sự hiện diện của đồng nhân dân tệ có thể là một tín hiệu cảnh báo sớm cho sự suy yếu vị thế thống trị cho đồng USD.

"Tôi nghĩ đó là một con chim hoàng yến trong hầm than. Hãy nhìn xem, 90% dầu mỏ được giao dịch bằng dollar. Nếu bạn có một sự khởi đầu để thay thế hóa đơn thanh toán bằng đồng dollar đối với giao dịch dầu mỏ, thì đó là một cú huých theo hướng phi dollar hóa" - bà Korin nhận định.

Khi đồng dollar được sử dụng hoặc các giao dịch được thông qua một ngân hàng Mỹ, các thực thể phải chịu sự quản lý của Mỹ, ngay cả khi các bên giao dịch không liên quan đến Mỹ.

Ví dụ, Washington đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018 và việc khôi phục các lệnh trừng phạt trước đó đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran. Tình trạng trừng phạt khiến các công ty đa quốc gia châu Âu dễ bị trừng phạt từ Washington nếu họ tiếp tục làm ăn với Iran .

"Châu Âu muốn làm ăn với Iran. Họ không muốn phải chịu sự tác động của luật pháp Mỹ để thực hiện kinh doanh với Iran, phải không? Không ai muốn thực hiện giao dịch với các nước mà Mỹ không vui vẻ gì với điều đó. Do vậy, các quốc gia có một động lực rất mạnh mẽ, rất mạnh mẽ để tránh xa việc sử dụng đồng bạc xanh" - chuyên gia đánh giá.

Trong khi đó, Nga đã sử dụng hệ thống thanh toán tiền tệ mới của mình mang tên SPFS - thay thế hệ thống tin nhắn tài chính SWIFT của Mỹ.

Nga đang mong đợi sử dụng SPFS liên kết với hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc là CIPS.

Mới đây, Nga và Trung Quốc cùng phát đi tín hiệu lạc quan là họ đã "kéo" được Ấn Độ - một thành viên trong khối thương mại BRICS - gia nhập vào liên minh liên kết sử dụng hệ thống tin nhắn tài chính không phải của Mỹ. Ấn Độ sau khi có những động thái mua vũ khí quân sự của Nga cũng đã bị Washington cảnh báo về khả năng chịu trừng phạt.

Bên cạnh đó, Châu Âu cũng đang dự kiến tham gia vào hệ thống của Nga nhằm thúc đẩy các giao dịch năng lượng không sử dụng đồng USD để né tránh trừng phạt từ Mỹ.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/dong-usd-dang-bi-de-doa-boi-cac-ong-lon-khac-3390618/