Đóng tàu ngầm bí mật giữa thảo nguyên Nga

Câu chuyện Liên Xô đưa tàu ngầm vượt hàng ngàn cây số từ sâu trong đất liền ra biển.

gắn ốc vít trên tàu chở dầu theo dự án 19.619 tại nhà máy đóng tàu "Sormovo Đỏ" / Ảnh: TASS / Nikolai Moshkov

gắn ốc vít trên tàu chở dầu theo dự án 19.619 tại nhà máy đóng tàu "Sormovo Đỏ" / Ảnh: TASS / Nikolai Moshkov

Có lẽ, nhiều người vẫn còn nhớ giai thoại về bộ phim "Chiếc tàu ngầm trên thảo nguyên Ukraine". Nhưng trong thực tế, các tàu ngầm đã từng được đóng tại các thảo nguyên của nước Nga là câu chuyện có thật.

Chính từ những nơi này, tàu ngầm đã được chuyển đến các vùng biển Caspian, biển Đen và biển Azov trong thời kỳ chiến tranh.

Mónhàngbí mật

"Krasnoe Sormovo" là một nhà máy độc nhất vô nhị ở thành phố Gorky (nay là Nizhny Novgorod).

Tại đây, các tàu ngầm đã được chế tạo trong một chế độ đặc biệt bí mật trong thời kỳ chiến tranh.

Tuy nhiên, khoảng cách từ đó đến bờ biển gần nhất cũng phải xa tới hàng ngàn cây số. Vậy phải làm thế nào để có thể vận chuyển các tàu ngầm tới biển? Nhờ con kênh Volga-Don mà người ta đưa những chiếc tàu ngầm đến biển Azov cũng như Biển Đen.

Còn nếu như bơi xuống, dọc theo sông Volga, không cần đi vào kênh đào thì có thể ra được biển Caspian. Nhưng giữa thanh thiên bạch nhật, làm thế nào để có thể đưa một chiếc tàu ngầm cồng kềnh như vậy ra đến biển?

Để đóng tàu trong điều kiện bảo mật tuyệt đối, bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị các điệp viên tiềm năng của đối phương phát hiện quả là một điều hết sức khó khăn.

Do đó, người ta đã nghĩ ra một cách khá đơn giản nhưng hiệu quả để che giấu món hàng bí mật, tránh con mắt của những kẻ tò mò: Việc vận chuyển được thực hiện nhờ những ụ tàu nổi.

Hàng "thành phẩm" được đặt trên các ụ nổi, phủ bạt lên trên, sau đó mới xếp một số hàng hóa thông dụng lên trên cùng để ngụy trang rồi dùng tàu kéo lai dắt xuống hạ lưu.

Ngoài ra, người ta còn đưa tàu ngầm đến các vùng biển phía Bắc qua các cửa biển. Đầu tiên các ụ nổi được kéo lên dọc theo sông Volga.

Sau đó, rẽ vào kênh Volga-Baltic, từ đó xuyên qua các hồ Onega và Ladoga, ở đó có đường đi thẳng đến biển Baltic.

Qua các hồ Onega và Ladoga, các ụ nổi được đưa vào kênh Belomor - Baltic đi vào vịnh Onega của Biển Trắng và từ đó ra thẳng biển khơi.

Bản đồ kênh Belomor - Baltic

Để làm được việc này phải tốn chi phí rất cao vì người ta phải cử hàng trăm nghìn tù nhân đến đây để khai thông tuyến đường thủy này.

Cũng cần phải nói thêm rằng, người đầu tiên nghĩ tới việc xây dựng tuyến đường thủy thần kỳ này là Piotr Đệ nhất. Nhưng lúc bấy giờ, ý đồ này chỉ mới dừng lại ở ý tưởng mà thôi.

Chúng ta trở lại với chủ đề xây dựng ở thế kỷ XIX. Lúc đó, người ta đã tổ chức một cuộc thi cho dự án tốt nhất, người chiến thắng trong cuộc thi đó là kỹ sư Vsevolod Evgenievich Timonov.

Nghiên cứu của ông thậm chí còn nhận được huy chương vàng tại Triển lãm Thế giới ở Paris. Nhưng các quan chức chính phủ lại coi việc xây dựng tuyến đường này quá đắt đỏ vì tuyến kênh Belomor – Baltic có độ dài 227 km và có độ sâu 5m

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/dong-tau-ngam-bi-mat-giua-thao-nguyen-nga-3363278/