Dòng sông quê hương

Kim Sơn quê hương tôi có biết bao con sông lớn nhỏ, dọc ngang, sông hiền hòa thơ mộng ôm trọn lấy những mái nhà nằm nép mình bên từng dòng sông. Sông đem lại cho 'ai' một khoảng trời tuổi thơ đong đầy kỉ niệm. Dòng sông đã là bạn của bao người, nay lại thủy chung son sắt, nó trở thành một 'mảnh hồn làng' trong trái tim của những người tha thiết yêu quê hương.

Cầu ngói và dòng sông Ân (Kim Sơn).

Mỗi một bến sông đã từng chứng kiến sự trưởng thành của biếtbao thế hệ. Và cũng mỗi một bến sông ấy, nơi có con thuyền, bến nước, những mùatrăng tỏ và dư âm của tiếng chuông chiều ngân xa vẫn vang vọng còn là nơi đã từngtấp nập trên bến dưới thuyền, giao thương hàng hóa qua đường thủy.

Cách đây 190 năm, trong cuộc khẩn hoang năm 1829, nhà dinh điềnsứ Nguyễn Công Trứ cùng các vị chiêu mộ, bán phụ chiêu mộ, nguyên mộ đã đặtchân đến vùng “đất hứa” nơi bãi bồi màu mỡ ven biển với ý nghĩ “khẩn hoang để yên lập dân nghèo”. Cứ thế, sóng biển nhường chỗ cho đất bồi, lấn mãi, lấn mãi ra biển Đông, hình thành những ngôi làng cũng mang cái tên thật đẹp: Trì Chính, Hướng Đạo,Phát Diệm, Chất Thành... Những ngôi làng của vùng đất nhuộm đẫm phù sa được cụNguyễn Công Trứ đặt theo chiều Bắc - Nam với những con sông nhỏ chạy song songnhư những con rồng vươn mình ra phía biển khơi. Bao năm qua, các dòng sông ấy cưấm thầm bồi đắp những ngày mùa no ấm cho người dân nơi đây.

Trong cuộc khẩn hoang ấy, với công cụ lao động hết sức thô sơ,bằng mồ hôi và sức lực, con người là chủ yếu, mảnh đất Kim Sơn hình thành vơíhàng trăm ki lô mét sông, đê được đào, đắp, có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạođồng ruộng, mở đất, lập làng, tạo ra cảnh quan đẹp mắt hiếm có của một huyệnven biển. Các con sông này đều chịu ảnh hưởng của thủy triều và rất quan trọng đôívới thủy lợi, sản xuất, giao thông của nhân dân Kim Sơn 190 năm qua.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, có 3 con sông lớn: Sông Đáynằm phía Đông Nam chảy vào huyện Kim Sơn bắt đầu từ xã Xuân Thiện và đổ ra BiểnĐông ở Cửa Đáy, là ranh giới giữa huyện Kim Sơn và huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định)có chiều rộng 200m. Sông Càn nằm phía Nam huyện, từ Yên Mô chảy vào huyện Kim Sơnbắt đầu từ xã Lai Thành và chảy qua các xã: Định Hóa, Văn Hải, Kim Mỹ, Kim Hảirồi đổ ra Biển Đông ở cửa Càn với chiều dài 9,3km, cùng với Sông Đáy tạo nên lượnglắng đọng phù sa rất lớn cho vùng đất Kim Sơn góp phần vào quá trình bồi tụ lấnra biển Đông. Sông Vạc bắt đầu từ huyện Hoa Lư chảy qua các huyện Yên Mô, YênKhánh rồi chảy vào huyện Kim Sơn được khởi đầu xã Yên Mật (còn gọi là sông TrìChính) chảy vào sông Đáy, qua cửa Đài Giang hay còn gọi là Kim Đài đổ ra Biển Đông

Thời kỳ đầu thành lập huyện năm 1829, cụ Nguyễn Công Trứ chođào thêm sông Ân nối liền sông Đáy với sông Càn để làm kênh chính. Từ con sôngnày, nhà dinh điền sứ đã cho làm hệ thống các sông nhánh, bình quân 250 - 400mlại có một sông để dẫn nước sông Ân vào khắp các cánh đồng trong huyện, đây cũnglà ranh giới giữa các xã, thôn tạo nên đồng đất Kim Sơn theo lối chữ “ tỉnh”. Sông Ân chảy vắt ngang qua huyện Kim Sơn được bắt đầu từ xã Xuân Thiện qua các xã Chính Tâm, Kim Định, Hùng Tiến và chảy song songvới Quốc lộ 10 (cũ) qua Thị trấn Phát Diệm đến xã Lai Thành gặp sông Càn ở phíaTây.

Ngoài các con sông lớn trên còn có Sông Yêm bắt đầu từ sôngVạc (Yên Mô) chảy vào Sông Cà Mâu với chiều dài 4,5km. Những ngày bình thường,sông êm ả chở lượng phù sa bồi đắp cho những bãi cói, bờ lau, ruộng lúa, sôngcòn thau chua rửa mặn cho ruộng đồng, đầm bãi. Những ngày mưa bão, con sông nólại uoằn mình mang lượng nước dư thừa vội vã, đổ nhanh ra biển đông để tránh ngậplụt cho đồng ruộng, xóm làng.

Bỏ lại sự ồn ào náo nhiệt của phố phường, hẳn ai đã đi xa, nôĩnhớ quê hương được về hòa mình vào dòng Sông quê mẹ thì vẫn thấy mình bé bỏngnhư ngày nào. Khi đô thị hóa phát triển như ngày hôm nay, rất cần nâng cao ý thứccủa người dân để bảo vệ dòng sông, bởi thành quả mà chúng ta có được như ngàyhôm nay là cả một quá trình hình thành, lao động, đầy mồ hôi, công sức, máu vànước mắt của các vị tiền bối đã dày công tạo dựng lên.

Chả thế mà nhạc sỹ HaẦn đã viết lên những câu thơ được phổ nhạc thành bài hát “KimSơn Kim Sơn, nuôi ta lớn khôn yêu thương từng ngày, nay tôi trở về với dòng sưãmẹ mà nghe khúc hát bao la tình người. Dòng sông Ân yêu thương như mang nặngtình người và lời ca hôm nay, mãi thiết tha nồng cháy....”

Bùi Lan

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/dong-song-que-huong-2019041209534925p0c1.htm