Đóng góp hữu ích để xây dựng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam ngày càng vững mạnh

Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam ra quyết định thành lập từ năm 2009.

Quang cảnh đại hội Chi hội nghệ sĩ sân khấu

Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc sang 31/10/2019.

Chi hội tập hợp các nghệ sĩ sân khấu hoạt động trong Trung tâm, khi mới thành lập có tới 17 hội viên. Do việc thuyên chuyển công tác và địa phương sinh sống, tới đầu nhiệm kỳ này, Chi hội còn 12 hội viên. Theo đề nghị của nhà viết kịch Nguyễn Thé Kỷ và hai nghệ sĩ Trịnh Công Sơn,Trần Thị Mỹ Lệ, được sự đồng ý của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, hai hội viên này chuyển về sinh hoạt tại Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu tỉnh Quảng Ngãi, nhà báo Phạm Thị Ngọc Anh, một cây viết xuất sắc về sân khấu của tạp chí Văn hiến VN chuyển về sinh hoạt tại chi hội Văn phòng Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, chi hội còn 9 hội viên là GS Hoàng Chương, nhà nghiên cứu soạn giả Mịch Quang, GSNSND Trần Bảng, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, PGSTS Đoàn Thị Tình, nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Thọ, NSUT Đặng Ánh Ngà, Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm. Tháng 9 năm nay, chi hội được tiếp nhận đạo diễn Lê Quý Dương, Phó ban Đối ngoại của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội sân khấu thế giới UNESCO – ITI, Chủ tịch diễn đàn Festival quốc tế xin chuyển về sinh hoạt tại chi hội, số lượng hội viên của hội lên 10 người. Ngoài nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang mất đầu năm 2018, do điều kiện sức khỏe, tại đại hội lần này có mặt trực tiếp 5 hội viên là: Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, Chi hội trưởng, PGSTS Đoàn Thị Tình, Chi hội phó, nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Thọ, Nghệ sĩ rối Phan Thanh Liêm và đạo diễn Lê Quý Dương. 4 hội viên không có mặt gồm GS Hoàng Chương, GSNSND Trần Bảng, NSND Phạm Thị Thành, NSUT Đặng Ánh Ngà sẽ tham gia đại hội gián tiếp. Ban tổ chức đại hội đã đem toàn bộ hồ sơ đại hội đến với từng người, từ chỉ đạo của các cấp về đại hội, Báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành, Dự thảo Điều lệ sửa đổi, việc bầu cử lãnh đạo chi hội, cử đại biểu tham dự Đại hội 9 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, đề cử ban chấp hành và các lãnh đạo chủ chốt của hội. Ý kiến của cả 4 hội viên trên về tất cả các vấn đề trên sẽ được coi như ý kiến của một đại biểu chính thức đại hội chi hội.

Có thể nói, nhiệm kỳ 2014-2019 là một nhiệm kỳ hoạt động sôi nổi và có hiệu quả tốt của Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và tất cả các hội viên trong chi hội.
Trước hết, các hội viên chi hội là những nòng cốt để tổ chức hàng chục hội thảo khoa học lớn của Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phat huy Văn hóa Dân tộc trong 5 năm qua. Tiểu biểu như Hội thảo về danh nhân Lê Đại Cang ở Bình Định, An Giang và thủ đô Hà Nội với kết quả là hai bộ sách có giá trị lịch sử và nhân văn lớn là “Lê Đại Cang – nhân cách bậc quốc sĩ”, (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2014), “Tổng đốc Lê Đại Cang với An Giang” (Nhà xuất bản Sân khấu 2017) và bộ sách “Lê Đại Cang với Thăng Long – Hà Nội” sắp được xuất bản. Hay như hội thảo “Báo chí với văn hóa dân tộc”, các hội thảo về các nhà thơ Xuân Diệu, Tố Hữu, về nhà văn, nhạc sĩ nhà viết kịch Hữu Ước, đặc biệt là thành công vang dội của hội thảo “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hóa dân tộc” (2018). Hội thảo có tính chất Quốc gia này được dư luận coi là một trong những hoạt động có nghĩa nhất trong dịp kỷ niệm 74 năm ngày thành lập QĐNDVN và 5 năm ngày mất của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong số các hội thảo này, có không ít các hội thảo về các danh nhân, nghệ sĩ sân khấu như hội thảo về nhà soạn tuồng Nguyễn Diêu ở Bình Định (2014), Hội thảo toàn quốc về nghệ thuật Bài chòi ở Quy Nhơn (2015) góp phần quan trọng trong việc lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Bài chòi là di sản phi vật thể của nhân loại, Hội thảo về nhà viết kịch, nhạc sĩ Trương Minh Phương (2016), Hai Hội thảo sề cuộc đời và sự nghiệp của nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang 2015 và 2017 . Đặc biệt trong năm 2019 này, để chào mừng Đại hội 9 Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, các hội viên của chi hội là nòng cốt của Ban tổ chức hội thảo “Xuân Trình, nhà viết lịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới” do tạp chí Văn hiến VN phối hợp với Hội đồng lý luận phê bình VHNT Trung ương, Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Sân khấu VN tổ chức. Đây là một hội thảo sân khấu lớn với việc đầu tư để phục dựng một tác phẩm nổi tiếng của nhà viết kịch Xuân Trình là “Bạch đàn liễu”. Với sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc của Ban tổ chức và sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà viết kịch, lý luận phê bình sân khấu, các đạo diễn và nghệ sĩ biểu diễn cả nước, tin rằng Hội thảo nhiều ý nghĩa này sẽ thành công, sẽ là một sự liệng đáng nhở chào mừng Đại hội sân khấu và các đại hội của các hội VHNT khác trong hai năm 2019-2010.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu của Viện như Nhà nghiên cứu Mịch Quang, GS Hoàng Chương, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, GS Trần Nghĩa, PGSTS Đoàn Thị Tình, NSND Bạch Tuyết, GSTS Nguyễn Thuyết Phong đã hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp bộ “100 năm nghệ thuật Cải lương”. Công trình này đã được xuất bản, được dư luận đánh giá là công trình có tác dụng tích cực trong kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương.
Cùng với các hoạt động nghiệp vụ khoa học của Trung tâm, tạp chí Văn hiến VN cả bản in và bản điện tử đã dành một dung lượng xứng đáng để phản ánh cuộc sống và những vấn đề bức thiết của nền sân khấu. Nhiều bài viết có chất lượng cao giới thiệu các danh nhân sân khấu, các tinh hoa độc đáo của sân khấu truyền thống, biểu dương các cá nhân, các đơn vị, các vở diễn sân khấu có đóng góp tích cực cũng như đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống sân khấu rất được đọc giả hưởng ứng và hoan nghênh nồng nhiệt.
Bên cạnh đóng góp vào các công việc chung của Viện, của tạp chí Văn hiến Việt Nam, các hội viên của chi hội đã có những đóng góp cá nhân rất tích cực vào sự phát triển chung của sân khấu bằng các hoạt động và công trình cụ thể của mình.
Rất đáng khen là hoạt động không mệt mỏi, gây ảnh hưởng không chỉ trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới của sân khấu rối nước mini Phan Thanh Liêm. 5 năm qua, Sân khấu rối nước Phan Thanh Liêm đã đi biểu diễn thành công ở nhiều nước châu, Á, châu Âu và Mỹ như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Ý, Mỹ…giới thiệu với bạn bè thế giới một bộ môn nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam. Ở trong nước, từ một địa điểm biểu diễn ở khu Khâm Thiêm, Sân khấu rối nước Phan Thanh Liêm đã hình thành thêm một điểm diễn khá khang trang ở khu Thạch Bàn, Long Biên. Hai điểm diễn rối của Pham Thanh Liên luôn sáng đèn đã tạo nên hai điểm sinh hoạt văn hóa đọc đáo hấp dẫn của thủ đô đất nước. Không chỉ dừng ở Hà Nội, Phan Thanh Liêm đã phối hợp với doanh nhân Hoàng Hương Giang, chủ chuỗi nhà hàng ẩm thực dân tộc lớn ở TPHCM thành lập sân khấu rối nước của chuỗi nhà hàng tại trung tâm TPHCM, hoạt động phục vụ rất sôi nổi. Giám đốc Hoàng Hương Giang vốn là con nhà nòi nghệ thuật (ông nội là nhạc sĩ Hoàng Giác, cha là nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kỳ, chú là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm) không những là nhà tổ chức mà còn là một nghệ sĩ rối nước xuất sắc, đã được chi hội nghệ sĩ sân khấu Viện Nghiên cứu Bải tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đề nghị Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN kết nạp làm hội viên của hội
Các nhà nghiên cứu của Chi hội như Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang, GS NSND Trần Bảng, GS Hoàng Chương, PGSTS Đoàn Thị Tình, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Thọ đã không ngừng có các công trình nghiên cứu và các cuốn sách mới ở tuổi 70, 80, 90, 100.
Đáng chú ý nhất trong năm 2017, những đóng góp to lớn của nhà nghiên cứu Mịch Quang và GSNSND Trần Bảng trong sáng tác và nghiên cứu sân khấu truyền thống dân tộc đã được Đảng, nhà nước và nhân dân ta tôn vinh xứng đáng bằng hai Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý. Đây cũng là vinh dự chung của Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu VN Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc. Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang chi chịu ngừng lao động sáng tạo ở tuổi 101 (2018) để về với tổ tiên, còn GSNSND Trần Bảng dù đã 94 tuổi vấn không ngừng tham gia đóng góp bằng đóng góp ý kiến, trao đổi king nghiệm cả một đời tích lũy cho các thế hệ sau để bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo và kịch hát dân tộc nói chung sao cho đúng hướng.
Với GS Hoàng Chương hai cuốn sách “Nghệ thuật Bài chòi trong cuộc sống hôm nay”, (Nhà xuất bản Sân khấu 2017), “Bảo tồn và phát huy Nghệ thuật Bài chòi” (Nhà xuất bản Sân khấu 2018, Giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Sân khấu 2018) đã góp phần quan trọng cung cấp cho bạn đọc cả nước các hiểu biết cơ bản về nghệ thuật Bài chòi sau khi bộ môn nghệ thuật này được UNESCO công nhận là di sản phi vât thể của nhân loại. Trước đó, năm 2016, cuốn sách “Về văn hóa nghệ thuật” của GS Hoàng Chương (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin) đã gây chú ý lớn của dư luận về một góc nhìn độc đáo với sân khấu và văn hóa dân tộc.Trong năm 2019, công trình “Nghệ thuật tuồng – di sản quý của văn hóa dân tộc” của GS Hoàng Chương cũng được dư luận đánh giá là một quyển sách quý, rất đáng đọc về nghệ thuật tuồng.
Trong 5 năm qua, PGSTS Đoàn Thị Tình là hội viên có nhiều công trình nghiên cứu và sách xuất bản về sân khấu nhất, khẳng định vị trí chuyên gia hàng đầu về trang phục của sân khấu và nghệ thuật dân tộc. 4 cuốn sách đã xuất bản của chị: “Mỹ thuật sân khấu truyền thống dân tộc” (Nhà xuất bản sân khấu 2018), “Tính dân tộc trong trang phục sân khấu” (Nhà xuẩn bản Sân khấu 2017), “Hóa trang mặt nạ tuồng” (Nhà xuất bản Mỹ thuật 2014), “Trang phục người Việt xưa và nay” (Nhà xuất bản Mỹ thuật 2018) đều là những đóng góp quý giá cho ngành phục trang Việt Nam nói chung. Đặc biệt, cuốn sách “Trang phục người Việt xưa và nay” đã được trao giải A, giải thưởng năm 2018 của Hội đồng Phê bình lý luận VHNT Trung ương đã khẳng định giá trị xuất sắc của tập sách. Bên cạnh các sách đã xuất bản, PGSTS Đoàn Thị Tình vừa hoàn thành công trình nghiên cứu “Sắc phục tín ngưỡng Thờ mẫu Tam phủ của người Việt”, một công trình rất kịp thời phục vụ cho việc quảng bá đúng thực chất các tinh hoa văn hóa trong tín ngường Thờ mẫu Tam phủ vừa được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.
Trong nghiên cứu chung về văn hóa, văn học nghệ thuật truyền thống và hiện đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa luôn dành sự quan tâm lớn cho nghệ thuật sân khấu. Tạp chí Văn hiến Việt Nam do anh làm Tổng Biên tập là một tiếng nói rất đáng tin cậy về sân khấu bởi nền tảng kiến thức sâu rộng và các nhận định sắc bén, chân thật, công tâm. Trong 5 năm qua, Nguyễn Thế Khoa dã cho xuất bản hai cuốn sách rất đầy đặn là “Những kỳ quan xanh” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 542 trang) và “Sân khấu – Truyền thống và hiện đại”, 812 trang). Nếu sân khấu chỉ chiếm một phần trong cuốn sách về cả văn học, âm nhạc, mỹ thuật, văn hóa, lịch sử… trong “Những kỳ quan xanh” thì “Sân khấu – truyền thống và hiện đại” tập trung sự quan tâm vảo truyền thống và đời sống hiện đại của nền sân khấu dân tộc phong phú và độc đáo, lại thêm cả các chuyên đề khá sâu nghiên cứu về nhà soạn tuồng vĩ đại Đào Tấn cũng như hai nghệ thuật diễn xướng dân gian là quan họ và xẩm.
Đạo diễn Lê Quý Dương, dù mơi về sinh hoạt cùng chi hội, nhưng có thể nói anh được coi là tác giả và đạo điễn lễ hội hàng đầu đất nước với các lễ hội có tính chất quốc gia tại Bình Định, Đà Nẵng, Huế, TPHCM và gần đây là lễ hội tại Thanh Hóa. Lê Quý Dương còn đóng góp một sáng tạo táo bạo với vở diễn “Mơ rồng” của Nhà hát Múa rối Thăng Long được dư luận giới sân khấu và khán giả hoan nghênh nồng nhiệt. Hiện anh đang ôm ấp nhiều dự án giới thiệu sân khấu truyền thống VN với bạn bè thế giới.
Là một dịch giả nổi tiếng, sau những công trình nghiên cứu sân khấu về xã hội hóa và các vấn đề về công chúng của sân khấu, một vấn đề cực kỳ quan trọng của nền sân khấu, những năm gần đây ở tuổi “bát thập”, nhà nghiên cứu chuyển sang sáng tác văn học và nghiên cứu về lịch sử quê hương Hà Tình văn hiến của mình. Nguyễn Phan Thọ đã cho ra mắt tập tiểu thuyết “Cát mặn tình người” và cuốn sách “Hà Tình, sáng mãi xứ sở hiền tài”. Thật xúc động khi ở tuổi U90, anh vẫn tìm ra những lĩnh vực hợp với mình để đóng góp tốt nhất cho quê hương đất nước.

Nhìn chung, trong cả hoạt động của Viện và hoạt động nghề nghiệp của từng cá nhân, các hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN thuộc Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc đã rất tích cực nhiệt tình nghiêm túc dù đại đa số đã ở tuổi rất lớn vẫn tiếp tục lao động sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm mới nhiều giá trị. Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào là dù chi hội của chúng ta tuy ít người nhưng hầu hết các hội viên đều là các nhà hoạt động sân khấu rất uy tín, các chuyên giá hàng đầu của sân khấu truyền thống hay phục trang sân khấu, luôn có những đóng góp xứng đáng trong xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản VN và Nhà nước VN. Khuyết điểm của chi hội là Chi hội trưởng và chi hội phó chưa tổ chức sinh hoạt chi hội đều đặn để động viên cổ vũ nhau ra sức lao động vượt qua, khó khăn cản trở để lao động sáng tạo. Do điều kiện sức khỏe và thời gian của các hội viên, sinh hoạt của chi hội đều dựa vào các sinh hoạt hàng tuần của Viện.
Tuy vậy, trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt, trong đó có cả việc Chi hội không hề được Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN hỗ trợ kinh phí hoạt động như một số chi hội khác, nhưng có thể coi Chi hội Nghệ sỹ Sân khấu Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng được Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN khen thưởng.
Công tác phát triển hội viên của chi hội vì nhiều lý do khách quan chưa được thực hiện tốt. Năm 2019, chi hội đã xem xét và đống ý kết nạp chị Hoàng Hương Giang, một nhà quản lý kiêm nghệ sĩ rối nước xuất sắc vào hội, nhưng hồ sơ nộp lên hội chậm, cách xa cuộc họp Ban chấp hành của Hội nên đến nay và chưa được hội xét, quyết định kết nạp. Chi hội sẽ cố gắng đề nghị hội xét duyệt kết nạp chị Hoàng Hương Giang cũng như kết nạp NSUT Trần Lực, Trưởng đoàn kịch Lucteam, một đoàn nghệ thuật xã hội hóa đặc biệt xuất sắc, luôn đêm đến cho khán giả cả nước những tác phẩm sân khấu đỉnh cao theo phương pháp ước lệ và biểu hiện của sân khấu truyền thống. có thể nói chúng ta rất vui mừng đón nhận các tài năng sân khấu xuất sắc như Lê Quý Dương và Trần Lực vào đội ngũ Chi hội nghệ sĩ sân khấu Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc. Chi hội chúng ta cũng mở rộng cửa đón nhận các nghệ sĩ sân khấu xuất sắc từ nhiều địa phương về sinh hoạt, tang thêm sức mạnh của chi hội mình..
Trong nhiệm kỳ tới, với lực lượng ngày càng trẻ hóa, sung sức, tài năng, Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện nhiều chương trình dự án sân khấu lớn, đóng góp hữu ích để xây dựng Hội Nghệ sí Sân khấu VN ngày càng vững mạnh và có ảnh hưởng ngày càng lớn trong đời sống xã hội.

Nguyễn Thế Khoa

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/dong-gop-huu-ich-de-xay-dung-hoi-nghe-si-san-khau-viet-nam-ngay-cang-vung-manh-72835