Động cơ nào cho hành vi làm giả giấy tờ tại Cà phê Trung Nguyên

Luật sư đã đưa ra những phân tích về động cơ của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sử dụng tài liệu, giấy tờ giả mạo để nhằm lừa đảo cơ quan chức năng và cưỡng đoạt quyền lợi hợp pháp của người quản lý, điều hành doanh nghiệp xảy ra tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Thông báo số 675/CSKT của Công an tỉnh Bình Dương

Thông báo số 675/CSKT của Công an tỉnh Bình Dương

Loạt giấy tờ bị làm giả

Tiếp tục thông tin về việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên (trụ sở tại Khu A, KCN Tân Đông Hiệp, phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương) gửi đơn tới Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tố cáo hành vi thao túng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Sử dụng tài liệu, giấy tờ giả mạo để nhằm lừa đảo cơ quan chức năng và cưỡng đoạt quyền lợi hợp pháp của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và xâm hại thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Theo đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố cáo ông Nguyễn Duy Phước - Trưởng phòng pháp lý Công ty CP Tập Đoàn Trung Nguyên đã cắt ghép làm giả hồ sơ tài liệu của buổi họp Đại hội đồng cổ đông của Công ty CP Tập Đoàn Trung Nguyên ngày 26/12/2011. Từ đó sử dụng để thực hiện đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương) đã căn cứ vào các hồ sơ này để cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần 8 vào ngày 21/4/2016 liên quan đến việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên từ cá nhân bà Lê Hoàng Diệp Thảo sang ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Ngày 05/3/2018, TAND tỉnh Bình Dương ban hành quyết định yêu cầu phía ông Vũ và Công ty Hòa Tan cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh tư cách dự họp của ông Vũ về việc đại diện cho 85% số phiếu biểu quyết của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Đến ngày 27/3/2018, ông Nguyễn Duy Phước (đại diện ủy quyền của ông Vũ và Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên) đã nộp cho Tòa án 02 tài liệu là: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên không đề ngày, chỉ đề tháng 12/2011 và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên không đề ngày, chỉ đề tháng 12/2011, với nội dung ủy quyền cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ đại diện toàn bộ phần vốn góp của công ty tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên

Kết luận giám định số 14/C09-P5 ngày 30/01/2019 và Kết luận giám định số 92/C09-P5 ngày 24/05/2019

Đáng chú ý, sau khi tiến hành giám định tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã làm rõ bằng các Kết luận giám định số 14/C09-P5 ngày 30/01/2019 và Kết luận giám định số 92/C09-P5 ngày 24/05/2019, qua đó xác định các tài liệu này bị cắt ghép, phô tô.

Động cơ nào cho hành vi?

Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, Luật sư Nguyễn Văn Ngọc (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc làm giả giấy tờ của các đối tương xuất phát từ mong muốn đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên từ bà Thảo sang cho ông Vũ.

Luật sư Ngọc cho biết, theo quy định của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Điều 25, Luật Doanh nghiệp, muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty thì phải tiến hành họp HĐQT và Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết thông qua các nội dung liên quan. Nên ông Nguyễn Duy Phước đã sử dụng cácb bản và Quyết định Đại hội đồng cổ đôngĐ giả mạo với mục đích chứng minh cho ông Vũ có tư cách đại diện cho 85% cổ phần biểu quyết của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Với tỷ lệ đại diện là 85% theo các tài liệu giả, nhằm để thông qua Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ ngày 29/3/2016 của Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Từ đó làm căn cứ thành phần hồ sơ để nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương thực hiện việc cấp giấy phép thay đổi đăng ký kinh doanh lần 8 vào ngày 21/4/2016;

Sau khi bà Thảo phát hiện và có đề nghị thực hiện thủ tục trưng cầu giám định, đại diện của ông Vũ (ông Nguyễn Duy Phước) đã có văn bản đề nghị thu thập tài liệu tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương. Hành vi này cho thấy, phía ông Phước chủ động và biết rõ về tài liệu được lưu tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Khi thu thập, Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương có Văn bản số 730/CV-ĐKKD ngày 17/10/2018, trong đó xác định các tài liệu thu thập từ Phòng Đăng ký kinh doanh không thuộc thành phần hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, không thuộc tài liệu lưu trữ chính thống. Từ đó nảy sinh nghi vấn Phòng Đăng ký kinh doanh không xác định cụ thể ai là người nộp tài liệu giả đó. Trong khi về mặt pháp lý, việc giao nộp phải có biên bản giao nhận;

Luật sư Nguyễn Văn Ngọc, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Cũng theo Luật sư Ngọc, thời điểm đó, đại diện của ông Vũ ra sức bảo vệ tài liệu giả này và để chứng minh có tư cách đại diện, họ còn dùng các phương tiện truyền thông để vu cáo rằng các tài liệu giả là do bà Thảo nộp. Thế nhưng, khi phát hiện các tài liệu có nghi vấn, bà Thảo là người trực tiếp tố giác về các hành vi cũng như mục đích sử dụng các tài liệu giả nêu trên. Nếu ông Phước không làm thì ông Phước phải biết đó là tài liệu giả và không sử dụng, trừ phi có vấn đề về năng lực hành vi.

Ngày 27/4/2018, Công an tỉnh Bình Dương có thông báo với nội dung, sau khi xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm nên đã có Quyết định khởi tố vụ án số 63/CSKT(Đ4) ngày 22/4/2020 về vụ án “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” xảy ra tại Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên.

Đáng nói, từ đó cho đến nay đã 2 năm trôi qua, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bình Dương vẫn chưa khởi tố bị can để xử lý những đối tượng liên quan đã thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Ngọc cho hay, theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trường hợp cơ quan công an nhận được đơn tố giác của người dân thì cơ quan công an phải tiến hành xác minh thu thập chứng cứ và xác định các hành vi đó có đủ căn cứ cấu thành tội phạm hay không. Trong thời hạn là 20 ngày, nếu hết thời hạn 20 ngày thấy vụ việc có dấu hiệu phức tạp thì có thể gia hạn thêm nhưng không quá thời gian là 2 tháng. Việc chậm khởi tố bị can theo quy định của pháp luật có thể làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý vụ án, gây thất thoát chứng cứ, khiến kết quả điều tra thiếu chính xác mà người tổn hại quyền lợi không ai khác chính là nguyên đơn.

Trường Hoàng

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/phap-luat/dong-co-nao-cho-hanh-vi-lam-gia-giay-to-tai-ca-phe-trung-nguyen-49590.html