Đòn cảm tử từ 'pháo đài bay' B-52 từng phá nát lá chắn S-300 của Nga?

Để phá vỡ lá chắn phòng thủ trứ danh của Nga, Mỹ đã thực hiện chiến dịch cảm tử với các mẫu B-52 mang tên lửa AGM-69 đột phá vòng vây, gây tổn thất nặng nề.

S-300 của Nga đã tạo nên danh tiếng từ năm 1970.

S-300 của Nga đã tạo nên danh tiếng từ năm 1970.

Trong khi phương Tây nổi tiếng bằng các vũ khí tấn công như máy bay, tên lửa – Nga lại nổi danh bởi các tổ hợp phòng không tạo nên lá chắn phòng thủ hiệu quả. Lịch sử đã chứng kiến các nỗ lực của Mỹ trong việc phá vỡ mạng lưới phòng không của Nga.

Phòng không vững chắc

Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và các đồng minh NATO phải đối mặt với vấn đề khắc phục hệ thống phòng không được tích hợp sâu của Tổ chức Hiệp ước Warsaw, những hệ thống được đánh giá là hiệu quả nhất trên thế giới đặt trên lãnh thổ của Liên Xô, theo Military Watch.

Quân đội Mỹ đã chi rất nhiều tiền vào việc phát triển các phương tiện xâm nhập và thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật và chiến lược trên lãnh thổ Liên Xô. Đồng thời, Liên Xô cũng đầu tư mạnh mẽ vào việc không ngừng hiện đại hóa nền quốc phòng của mình.

Vào cuối những năm 1970, Liên Xô đã có được hệ thống phòng không di động tầm xa S-300 (tầm bắn lên tới 200 km), bổ sung cho hệ thống phòng không tĩnh S-200 (tầm bắn lên đến 300 km). Trong những năm 1980, các hệ thống phòng không tầm trung cơ động Tor-M1 (chiến thuật) và Buk-M1 được đưa vào biên chế.

Khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ tập trung triển khai số lượng lớn máy bay ném bom B-70 đắt tiền, bay ở độ cao Mach 3 để xâm nhập hệ thống phòng không Liên Xô. Tuy nhiên, Liên Xô đã phát triển các hệ thống phòng không được tối ưu hóa để dẫn đường ở độ cao lớn.

Đến cuối Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã thay đổi chiến lược của mình. Họ quyết định tạo ra một số lượng lớn máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer để thực hiện kế hoạch ở độ cao thấp, nơi khó theo dõi và ít bị vô hiệu hóa. Nhưng việc tăng cường hơn nữa năng lực phòng không của Liên Xô, bao gồm việc đưa vào trang bị các hệ thống phòng không di động và triển khai một số lượng lớn MANPADS, đã gây khó khăn cho việc thực hiện các kế hoạch của phương Tây.

Khắc chế

Mỹ từng dùng B-52 để đột phá mạng lưới phòng không Nga.

Việc sử dụng máy bay tàng hình là một cơ hội tiềm năng khác của Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược tồi tệ nhất của Mỹ để vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Liên Xô là sử dụng những chiếc B-52 cũ kỹ được trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ban đầu, chúng được kỳ vọng sẽ phá hủy hệ thống phòng không của đối phương bằng những cuộc tấn công dồn dập và không cân xứng.

Nhưng B-52 không phải là mẫu siêu thanh hay khó bị phát hiện, và nó không thể bay ở độ cao cực thấp hay cực cao. Trong Chiến tranh Việt Nam, một số lượng lớn B-52 đã bị tiêu diệt. Cần lưu ý rằng hệ thống phòng không ở đó không dày đặc và thậm chí không được đánh giá cao hơn Liên Xô.

B-52 được trang bị tên lửa hạt nhân chiến thuật tấn công tầm ngắn (SRAM) AGM-69. Nó là tên lửa dẫn đường không đối đất, được đưa vào sử dụng vào năm 1972 với trị giá hơn 0,5 triệu USD vào thời điểm đó. Tầm hoạt động của tên lửa là 160 km, mang đầu đạn từ 17 đến 210 kiloton. Trọng lượng của tên lửa là 1010 kg với tốc độ Mach 3,5. Do đó, gọi tên lửa này là chiến thuật là không chính xác, vì quả bom Malysh ném xuống Hiroshima năm 1945 là 13-18 kiloton và quả bom Fat Man ném xuống Nagasaki là 21-25 kiloton.

Sự thiếu chính xác của AGM-69 (trong phạm vi 450 m) được bù đắp nhiều hơn bằng sức mạnh. Mỹ đã lên kế hoạch triển khai một phi đội máy bay B-52 cải tiến với mỗi máy bay ném bom sẽ mang 20 tên lửa như vậy. Một đòn tấn công mạnh không thể tưởng tượng được đã giáng vào lực lượng phòng không Liên Xô.

Các máy bay ném bom B-52G và B-52H được cho là đột phá vùng phòng không, bất chấp tổn thất. Sau khi hệ thống phòng không bị phá hủy, các máy bay đã tàn phá các thành phố của Liên Xô, với các trung tâm công nghiệp là mục tiêu chính.

Nhưng đến năm 1993, tên lửa này đã bị rút khỏi biên chế, một phần do lo ngại về vấn đề kỹ thuật. Người ta nghi ngờ rằng các đầu đạn có thể hoạt động không ổn định. Các vết nứt đã được tìm thấy trong các bộ phận khác nhau của tên lửa và động cơ. Vì vậy, Mỹ đi đến quyết định là nên ngừng sử dụng.

Trong những năm 1980, khả năng phòng không của Liên Xô đã tăng lên và việc tấn công từ bất kỳ khoảng cách nào của đối thủ trong tầm gần hơn 500 km trở nên rất rủi ro.

Mối đe dọa chính hiện nay được đặt ra bởi các máy bay đánh chặn MiG-31 và tên lửa của chúng. Đồng thời, nước Nga thời hậu Xô Viết mặc dù suy giảm sâu rộng về nhiều mặt nhưng vẫn giữ được sức mạnh quốc phòng đáng nể. Nga hiện đại hóa S-300 và tăng cường hơn nữa hệ thống phòng không bằng các phiên bản sau này.

Mặc dù S-300 vẫn được đánh giá là hệ thống phòng không hiệu quả khiến nhiều nước e dè, Nga đã phát triển hệ thống tầm xa mới S-400 được giới phân tích nhiều lần ca ngợi là hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới, vượt qua cả Patriot của Mỹ.

Trương Mạnh Kiên

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/don-cam-tu-tu-phao-dai-bay-b-52-tung-pha-vo-la-chan-s-300-cua-nga-a501831.html