Đối tượng và điều kiện được ưu tiên trong tuyển dụng công chức

Nghị định 24/2010/NĐ-CP không chỉ quy định những đối tượng được ưu tiên cộng điểm mà còn liệt kê một số trường hợp đặc biệt khi tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức phải thực hiện đảm bảo tính khách quan, công khai và cạnh tranh.

Đối tượng ưu tiên

Theo quy định tại điều 38 Luật Cán bộ, công chức hiện đang có hiệu lực, tuyển dụng công chức phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.

Việc tuyển dụng công chức phải thực hiện đảm bảo tính khách quan, công khai và cạnh tranh

Việc tuyển dụng công chức phải thực hiện đảm bảo tính khách quan, công khai và cạnh tranh

Trong đó, điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, điều 1 Nghị định 161 năm 2018 có nêu các đối tượng được hưởng ưu tiên gồm:

Đáng lưu ý: Số điểm ưu tiên này chỉ được cộng vào kết quả điểm thi tại vòng 2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc xét tuyển thuộc nhiều đối tượng ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2.

Điều kiện được "tuyển thẳng"

Nghị định 24/2010/NĐ-CP không chỉ quy định những đối tượng được ưu tiên cộng điểm mà còn liệt kê một số trường hợp đặc biệt khi tuyển dụng công chức. Những đối tượng này sẽ được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức tiếp nhận không qua thi tuyển.

Cụ thể, theo quy định tại điều 19 Nghị định 24 được sửa đổi bởi khoản 11, điều 1 Nghị định 161 năm 2018, các đối tượng này gồm: Người có ít nhất 5 năm công tác yêu cầu trình độ đại học trở lên, phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Viên chức; người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và làm công tác cơ yếu…

- Là cán bộ, công chức cấp huyện trở lên sau đó được điều động, luân chuyển đến làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp…

Chỉ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được "tuyển thẳng" vào công chức mà không cần phải thi tuyển hoặc xét tuyển

Để hướng dẫn cụ thể hơn về các điều kiện được "tuyển thẳng" vào công chức không qua thi tuyển với người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên, khoản 3, điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV quy định các trường hợp sau: - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, đã có thời gian làm viên chức từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng viên chức (không kể thời gian tập sự);

- Người hưởng lương trong quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu, đã có thời gian công tác từ đủ 5 năm (60 tháng) trong quân đội, công an hoặc làm công tác cơ yếu, tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng chính thức vào quân đội, công an hoặc tại các tổ chức của lực lượng cơ yếu...

Đồng thời, với riêng công chức cấp xã, khoản 12, điều 1 Nghị định 34 quy định, các đối tượng sau được tuyển dụng vào công chức cấp xã không qua thi tuyển: Người tốt nghiệp đại học loại giỏi ở trong nước hoặc loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng; Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 5 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng...

Do đó, chỉ khi đáp ứng các điều kiện trên thì mới được "tuyển thẳng" vào công chức mà không cần phải thi tuyển hoặc xét tuyển. Ngoài ra, điểm ưu tiên chỉ được cộng vào kết quả điểm thi của vòng 2.

H.Lê

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/doi-tuong-va-dieu-kien-duoc-uu-tien-trong-tuyen-dung-cong-chuc-20200328075519014.htm