Đối thủ của Su-35 phô diễn pha đốt hậu cực đỉnh

Trang Aviationist vừa đăng tải hình ảnh về chiếc tiêm kích Gripen-D do Thụy Điển với màn đốt hậu và tăng tốc cực ấn tượng.

Theo hình ảnh được công bố, khi đang bay ở chế độ bình thường, chiếc tiêm kích Gripen-D đã bất ngờ bật chế độ đốt sau và tăng tốc lên tốc độ siêu âm. Pha chuyển chế độ đã tạo ra hình ảnh cực ấn tượng với vệt lửa sáng rực phía sau.

Được biết, Jas 39 Gripen-D được nhà sản xuất Thụy Điển đánh giá là dòng tiêm kích sở hữu nhiều tính năng tối tân hơn hẳn Su-35 Nga, đặc biệt ở khả năng linh hoạt.

Pha bật chế đốt sau của tiêm kích Gripen D.

Pha bật chế đốt sau của tiêm kích Gripen D.

Dù pha biểu diễn của Gripen-D cực đẹp mắt nhưng phi công thử nghiệm ưu tú, anh hùng Nga Magomed Tolboev cho biết, Su-35 không cần dùng đến chế độ đốt hậu vẫn có thế đạt được tốc độ siêu âm như Gripen-D.

"Chưa bao giờ, chưa có bất kỳ chiếc máy bay nào đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm (1.600 km/h) mà không cần chuyển sang hoạt động ở chế độ đốt hậu. Chế độ đốt hậu đi kèm tình trạng hao tốn nhiên liệu khổng lồ, trong khi Su-35 có thể đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm ở định mức.

Chưa một quốc gia hay công ty nào trên thế giới đạt được điều đó dù là Pháp, Anh, Roll-Royce hay Pratt & Whitney - không một ai!", phi công Nga cho biết.

Theo nhận định của chuyên gia Nga, muốn đạt được vận tốc siêu âm, hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Mỹ và phương Tây hiện nay kể cả F-22 và F-35 đều phải dùng đến tính năng đốt sau của động cơ.

Khi sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và oxy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao. Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, đạt tốc độ siêu âm và tăng tính cơ động đột ngột của máy bay khi chiến đấu.

Để thực hiện tính năng này, hình dạng họng xả có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt. Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay.

Dù đầy ưu điểm nhưng trên dòng tiêm kích tàng hình Su-35, người Nga đã thiết kế cho máy bay này có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần dùng đến tính năng đốt sau của động cơ. Và Moskva đã thành công với nhiều lần thử nghiệm của mình.

Clip pha bật chế đốt sau của Gripen-D

Ngọc Hòa

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/doi-thu-cua-su-35-pho-dien-pha-dot-hau-cuc-dinh-3392718/