Đổi thay ở Kim Đông

Tính đến thời điểm hiện tại, xã Kim Đông (huyện Kim Sơn) là địa phương duy nhất ra khỏi danh sách 6 xã bãi ngang. Không còn sự hỗ trợ từ chính sách đặc thù, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Đông đã phát huy nội lực, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, tạo nên diện mạo mới cho vùng quê thuần nông.

Có dịp trởlại xã Kim Đông những ngày này, chúng tôi cảm nhận rõ sự “thay da, đổi thịt”của vùng quê biển. Những đầm tôm, đầm cua được đầu tư theo hướng công nghệ cao,những vườn cây trái xum xuê quả ngọt; những gương mặt rám nắng nhưng tươi tắn,rạng ngời của người nông dân một nắng hai sương… tất cả gợi lên sắc màu của sựno ấm, hoan hỉ.

Đồng chíNguyễn Thế Lưu, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Đông khẳng định, chương trình hỗ trợđầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển vàhải đảo là một trong những yếu tố chủ lực tạo nên sự thay đổi diện mạo chothôn, xóm.

Đó là những công trình dân sinh khang trang, những con đường bê tôngthẳng tắp, thay thế cho cung đường lầy lội bùn đất năm nào. “Nhưng sự hỗ trợ âýchỉ thực sự phát huy hiệu quả, trở thành lực đẩy để xã vươn lên thì ý chí, nghịlực, quyết tâm thoát nghèo của bà con nhân dân mới chính là yếu tố tiên quyết”-đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã nói.

Dẫn chúngtôi đi thăm những hộ dân thoát nghèo, làm giàu ngay tại mảnh đất khó này, đồngchí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, thực ra, nghề nuôi trồng thủy sản đối với bàcon Kim Đông có từ lâu đời rồi. Từ đầu những năm 2000, khi trồng cói cho hiêụquả kinh tế thấp thì bà con bắt đầu chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên,cái đói nghèo vẫn bám riết bởi hiệu quả chưa cao. Một trong những nguyên nhânchính là hệ thống cơ sở vật chất, điện, đường ở địa phương còn nhiều khó khăn.Những con đường dẫn ra ao đầm của các hộ nuôi chủ yếu là đường đất, nhỏ. Xe ôtô không thể vào tận nơi thu mua thủy sản được, do đó chủ yếu bà con bán lẻngoài chợ. Nhưng bây giờ thì khác xưa nhiều rồi: Đường bê tông, hệ thống lươíđiện vươn ra tận ao đầm, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con chăn nuôi, pháttriển kinh tế.

Gia đình ông Phạm Minh Đảm ở xóm 4 là một trong những hộ đi đâùtrong việc quy hoạch vùng nuôi theo hướng công nghiệp. Vốn là một hộ khó khăn,nay ông Đảm đã vươn lên trở thành một hộ khá giả ở Kim Đông. “Gia đình tôi có 3mẫu ao. So với bà con trong xã thì diện tích ao này là ít.

Tuy nhiên, nhờ đượctập huấn kỹ thuật và tích cực áp dụng công nghệ mới vào nuôi nên những năm gầnđây ao tôm đều cho thu nhập ổn định. Mỗi năm, trừ chi phí cũng mang về cho giađình tôi hàng trăm triệu đồng”- ông Đàm phấn khởi nói.

Gia đình bàNguyễn Thị Liên ở xóm 6 là hộ có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở KimĐông với 15 ha. Ngoài nuôi cua, tôm, bà Liên tận dụng diện tích quanh đầm đểtrồng các cây ăn quả gồm thanh long, dưa lê và dưa hấu. Những nông sản nàykhông chỉ được thương lái về tận nơi thu mua mà nhà bà Liên còn là một trongnhững hộ được Hội nông dân tỉnh lựa chọn và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông sản trực tiếp.

Thời điểm này dưa cógiá khoảng 17-20 nghìn đồng/kg, bình quân, mỗi sào có thể thu lãi từ 3 - 5triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, cói và rau màu khác. Mỗi năm,những con nuôi, cây trồng này đã mang lại cho gia đình bà nguồn thu hơn 1 tỷđồng, trừ mọi chi phí cũng lãi trên 500 triệu đồng. Bà Liên chia sẻ, gia đìnhbà nuôi thủy sản hơn 10 năm nay, nhưng thực sự hiệu quả là 5 năm trở lại đây.

Trước đây, chúng tôi nuôi bằng kinh nghiệm. Bây giờ, kinh nghiệm ấy được vậndụng một cách khoa học, sáng tạo trên cơ sở những kỹ thuật chăn nuôi mà chúngtôi đã được tập huấn. Nhờ đó, hiệu quả chăn nuôi được nâng lên rất nhiều. ở KimĐông, người dân không cần phải đi làm ăn xa nữa. Cứ chăm chỉ với ao đầm cũng đủmang lại cho chúng tôi cuộc sống ấm no”- bà Liên vui vẻ nói.

Hiện nay,xã Kim Đông có 431 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 80 ha nuôi công nghệcao. Hàng năm, xã phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức các lớp tập huấn về kỹthuật cải tạo xử lý ao đầm, ương, thả tôm, cua và cách chăm sóc phòng trừ dịchbệnh; lớp kỹ thuật nuôi hàu, ngao và cá. Triển khai các đội sản xuất xây dựngcác mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, như nuôi tômao nổi, chuyển đổi đất mặt nước sang đất nổi, xây dựng nuôi tôm trong nhà bạt…

Đặc biệt, trong những đợt tập huấn, xã luôn “kéo” sự vào cuộc của các doanhnghiệp hiệp hội, căn cứ vào lĩnh vực hoạt động cụ thể, các doanh nghiệp sẽ tưvấn cho bà con về cách chọn giống, thức ăn, cách phòng bệnh và cách nuôi đảm bảochất lượng cho con nuôi, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Nhờđó, hiệu quả kinh tế từ thủy sản không ngừng được nâng cao. Tính riêng năm2018, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộnghèo còn trên 4%.

Kinh tếphát triển, người dân càng có thêm điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa gia đình. Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, một đổi thay lớn nhất đólà nhận thức của bà con về tham gia BHYT tự nguyện được nâng cao.

Trước năm2014, xã Kim Đông còn là một trong 6 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn được hưởngchính sách hỗ trợ từ Chương trình 135. Một trong những hỗ trợ thiết thực nhất,đó là người dân trong xã được Nhà nước hỗ trợ 100% phí mua thẻ BHYT.

Khi xã cánđích nông thôn mới vào năm 2014, nguồn hỗ trợ này bị cắt. “Do nhận thức về tấmthẻ BHYT còn hạn chế, trong khi đó, kinh tế nhiều hộ gia đình cũng chưa thực sưộ̉n định, vì vậy nên khi không được thụ hưởng chính sách hỗ trợ BHYT nữa thìngười dân vẫn chưa sẵn sàng cho việc phải bỏ tiền túi ra để mua.

Đó là nguyênnhân chủ yếu khiến tỷ lệ người tham gia BHYT của xã đạt thấp ở giai đoạn mới vềđích nông thôn mới”- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã phân tích. Vậy nên, khi đơìsống kinh tế có nhiều khởi sắc thì sự đổi thay trông thấy rõ nhất đó là ngươìdân Kim Đông đã chú trọng chăm lo cho sức khỏe của các thành viên trong giađình.

Cùng với sự năng động, tích cực của các hội, đoàn thể đã tạo nên sự thayđổi tích cực trong nhận thức của bà con về việc tham gia BHYT tự nguyện. Đếncuối năm 2018, toàn xã Kim Đông có 3.497 người dân tham gia BHYT, đạt tỷ lệ97%.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ioi-thay-o-kim-iong-20190530083312198p2c20.htm