Đối sách cân bằng thời Covid-19: Bất ngờ với cách làm mà Đức muốn để vực dậy nền kinh tế

Các chuyên gia Đức đưa ra các nhận định về việc khởi động lại kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp.

Thận trọng trong việc đưa ra phương hướng

Theo các chuyên gia điều này cần phải hết sức thận trọng.

Theo hãng CNN, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chính phủ các nước châu Âu đang bắt đầu suy nghĩ về việc bằng cách nào trở lại nhịp sống thông thường trước đó. Các nhà máy sẽ tái sản xuất, các văn phòng làm việc trở lại và trường học bắt đầu mở cửa đón học sinh. Bỉ ngày 6/4 đã mở lại các cửa hàng và trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu làm việc này.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Áp lực đang đặt trên vai chính quyền các nước đưa ra các kế hoạch cứu vãn kinh tế trong thời gian dịch bệnh. Điều đó kết hợp với các lo ngại rằng nguồn cung ứng thực phẩm và các điều khoản chăm sóc y tế có thể giảm đi nếu các lệnh cấm chống dịch kéo dài quá lâu.

Trong khi lệnh phong tỏa vẫn duy trì nhiều tuần thì một số nước thậm chí còn kéo dài trong nhiều tháng nhằm bảo vệ những người dân tránh rơi vào các rủi ro vì dịch bệnh. Nếu các biện pháp xử lý bệnh dịch không đi đúng hướng thì sẽ khiến cho kinh tế rơi vào khủng hoảng mạnh hơn nữa.

Theo hãng CNN, tính riêng nước Đức có khoảng 100.000 người dương tính với Covid-19 và khoảng 1600 ca tử vong, một nhóm các nhà kinh tế, luật sư và các chuyên gia y tế liên tục đưa ra các bình luận cứu vãn nền kinh tế mạnh nhất châu Âu. Điều đó có nghĩa rằng, các ngành công nghiệp chủ chốt và người lao động có thể tiếp tục làm việc trong khi các bước triển khai chống dịch bệnh vẫn diễn ra.

Viện nghiên cứu kinh tế Ifo đã có báo cáo tổng hợp từ hàng chục các nhà nghiên cứu cho biết, rất khó để có thể ra đời vaccine hay phương pháp điều trị hiệu quả trước năm 2021. Vì vậy, Đức nên có phương hướng chống dịch hiệu quả được ví như "giống với một cuộc chạy đua marathon hơn là chạy nước rút".

"Các biện pháp tương lai chắc phải được đưa ra và chuẩn bị thực hiện. Một mặt Đức nên đảm bảo tốt hệ thống y tế, mặt khác họ có thể đảm bảo các giai đoạn cần thiết, trong đó nhấn mạnh đến kế hoạch chuyển đổi bắt đầu trong cách thức quản lý công ty và các tổ chức khác.

Đức đã yêu cầu đóng cửa các trường học, nhà hàng, sân chơi, các sự kiện thể thao và các nhà hàng cho đến khoảng 20/4. Trong hoàn cảnh đó, Đức cũng sẽ nỗ lực ngăn chặn các tác động xấu đến kinh tế. Người phát ngôn chính phủ Steffen Seibert cho biết ông chưa thể đưa ra thời gian biểu cụ thể về nới lỏng lệnh cấm trong bối cảnh hiện tại. Ifo dự báo dao động ảnh hưởng đến GDP khoảng 20% trong năm nay nếu lệnh phong tỏa vẫn tiếp tục kéo dài trong 3 tháng.

Bằng cách nào khởi động lại kinh tế?

Theo CNN, chính phủ Đức đang triển khai gói giải cứu kinh tế trị giá lên tới 825 tỷ đôla, bao gồm các biện pháp thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp, tham gia vào các công ty và hỗ trợ công nhân làm việc. Gói giải cứu kinh tế của Đức là một trong số các gói kích thích lớn nhất trên toàn thế giới.

Báo cáo của Ifor gợi ý rằng các quốc gia nên tạo ra một nhóm các chuyên gia và đại diện công cộng thảo luận về cách giúp nới lỏng các lệnh cấm đối với công việc và cuộc sống người dân và đặt ra vấn đề khi nào các ngành công nghiệp nên trở lại sản xuất. Quay lại làm việc sẽ là hoạt động tự nguyện cho các nhân viên.

Các ngành công nghiệp bao gồm viễn thông và sản xuất ô tô nên đặt ưu tiên đối với kinh tế, báo cáo cho biết trong khi các công việc có thể làm ở nhà nên tiếp tục duy trì. Các bệnh viện và trường học nên đưa vào hoạt động nhanh bởi vì nhu cầu của người dân.

Các công ty liên quan đến các sản phẩm chăm sóc y tế nên mở cửa lại nhanh chóng trong khi nhà hàng và cửa hàng cần phải duy trì kiểm soát bởi vì khó đảm bảo quy tắc giãn cách xã hội.

Các chuyên gia cho biết, có thể chất lượng áp dụng khác biệt ở các khu vực khác nhau. Lệnh cấm có thể nới lỏng đầu tiên ở một số khu vực có tỷ lệ lây nhiễm thấp và ít rủi ro truyền nhiễm. Trong khi đó, các khu vực đông dân nên lùi lại lâu hơn bởi mức độ lây nhiễm cao.

Theo các chuyên gia, Đức cũng nên tiến hành xét nghiệm trên quy mô rộng. Các hướng dẫn người dân vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo thiết bị bảo hộ là cần thiết.

Các chuyên gia cũng cho rằng Đức nên tổ chức gia tăng sản xuất hàng loạt các thiết bị bảo hộ và khẩu trang, thúc đẩy sản xuất thuốc và vaccine cũng như tiếp tục thiết lập công nghệ thông tin đưa ra các kế hoạch chiến lược.

Tiến sĩ Anthony Fauci – chuyên gia bệnh truyền nhiễm đứng đầu Mỹ cho rằng, trong khi y tế công cộng là ưu tiên dẫn đầu thì việc phong tỏa kinh tế và xã hội quá lâu có thể mang đến các hậu quả tiêu cực.

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nói trên BBC rằng ông lo sợ suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến Anh ước tính khoảng 2.4 tỷ đôla mỗi ngày.

"Nếu mọi thứ diễn ra trong thời gian dài thì có thể ảnh hưởng đến việc hoạt động chăm sóc y tế", ông Blair nói thêm.

Bằng cách nào để có thể cân bằng hiệu quả là câu hỏi mà các quốc gia trên thế giới nên cân nhắc trong bối cảnh hiện tại, ông Fauci nói thêm.

"Mọi người đang phụ thuộc vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Mọi người có thể đói và ốm. Nếu kịch bản kéo dài thì xã hội có thể rơi vào thảm họa. Chúng ta cần phải chắc chắn mọi thứ luôn được giữ cân bằng", ông Fauci nói thêm.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/doi-sach-can-bang-thoi-covid-19-bat-ngo-voi-cach-lam-ma-duc-muon-de-vuc-day-nen-kinh-te-20200408161726.htm