Đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp 2019

Ngày 1/4 tại, TP.HCM diễn ra buổi tọa đàm lấy ý kiến về chủ đề, chuyên đề chuẩn bị cho Hội thảo Giáo dục 'Về đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp' (VEC) năm 2019.

Nhằm chuẩn bị cho buổi Hội thảo VEC 2019, sáng 1/4, tại TP.HCM, Ủy ban Văn Hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UBVHGDTTN) phối hợp Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ- TB&XH) tổ chức buổi tọa đàm lấy ý kiến về chủ đề, chuyên đề của hội thảo. Tham dự buổi tòa đàm có đại diện UBVHGDTTN; Đại diện Tổng Cục GDNN, Văn phòng Bộ LĐ- TB&XH tại TP.HCM, các hiệu trưởng trường Gáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở phía nam.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm các đại biểu đã tập trung thảo luận 8 chủ đề: Giáo dục nghề nghiệp - việc làm, cơ hội và triển vọng; Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp; Chất lượng và hệu quả của giáo dục nghề nghiệp; Đổi mới cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho phát triển giáo dục nghề nghiệp; Thể chế theo hướng tự chủ để phát triển giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục nghề nghiệp với chuyển đổi kinh tế và cách mạng công nghiệp 4.0; Quản lý nhà nước và quản trị giáo dục nghề nghiệp.

Cùng với đó các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến khách quan, thiết thực xoay quanh 5 chuyên đề:Doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp; Quản lý nhà nước (Cơ chế, chính sách quản lý, quản trị giáo dục nghề nghiệp); Hội nhập quốc tế; Phân luồng liên thông (Thu hút học sinh vào giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục nghề nghiệp và nhận thức xã hội; Giải pháp mở rộng quy mô); Năng lực giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu doanh nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay đang còn thấp, chúng ta nên đưa vào chủ đề vấn đề nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Về các chuyên đề như: Quản lý nhà nước, Doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp là hết sức cần vì nhà nước không thể có đủ kinh phí để đầu tư công nghệ đào tạo cho các trường mà mối quan hệ với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị máy móc cho nhà trường để đào tạo sinh viên tốt hơn, nâng cao tay nghề cho người lao động”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Cao đẳng Kỹ nghệ II bày tỏ: “Giáo dục là phải luôn chú trọng gắn với thực tế, luôn đổi mới phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động. Nhà trường luôn phối hợp với doanh nghiệp kêu gọi xã hội hóa đầu tư đào tạo sinh viên khi ra trường đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp không phải đào tạo lại”.

Ông Phạm Anh Thắng, Trưởng đại diện Văn phòng Bộ LĐ- TB&XH tại TP.HCM phát biểu tạo tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Anh Thắng, Trưởng đại diện Văn phòng Bộ LĐ- TB&XH tại TP.HCM cho rằng, cần xác định đúng chuyên đề của hội thảo, nhất là không nên bó chủ đề trong phạm vi của nền công nghiệp 4.0 vì với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ như hiện nay khoảng cách giữa các nền công nghiệp là rất ngắn. Theo đó chủ đề của hội thảo phải gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Về chuyên đề của hội thảo ông Thắng cho rằng cần có chuyên đề riêng về doanh nghiệp với GDNN vì doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với GDNN, cần có cơ chế khuyến khích đề các doanh nghiệp tham gia GDNN, gắn bó với các cơ sở GDNN để đầu tư thiết bị dạy nghề và đảm bảo đầu ra cho người học. Về hội nhập quốc tế cần đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế để chất lượng được nâng lên phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Ông Triệu Thế Hùng, Phó chủ nhiệm UBVHGDTTN phát biểu bế mạc tọa đàm.

Kết thúc buổi tọa đàm ông Triệu Thế Hùng, Phó chủ nhiệm UBVHGDTTN khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, đại biểu để tổng hợp lại chuẩn mực nội dung và câu, từ để đổi mới GDNN nâng cáo trình độ, tiếp cận hội nhập với quốc tế là rất cần thiết. Tuy nhiên trước mắt phải phù hợp nhu cầu thực tiễn xã hội là rất cần thiết để phát triển kinh tế. Đây là một hội thảo lớn có ý nghĩa để Ủy ban có cơ sở lý luận phù hợp với thực tiễn để hoàn thiện chính sách về lĩnh vực GDNN…”

XUÂN TRƯỜNG

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/tphcm-toa-dam-ve-chu-de-chuyen-de-cua-hoi-thao-vec-2019-d94145.html