Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận

Tôi tâm đắc nhất trong bài viết 'Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là sự khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ.

Bộ đội Đồn Biên phòng La Êê (huyện Nam Giang) vận động người dân bảo vệ rừng, giữ gìn an ninh vùng biên giới.

Bộ đội Đồn Biên phòng La Êê (huyện Nam Giang) vận động người dân bảo vệ rừng, giữ gìn an ninh vùng biên giới.

Tôi tâm đắc nhất trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là sự khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ.

Chế độ ta, Nhà nước ta là chế độ và là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Và, quyền lợi thiêng liêng ấy phải gắn bó hữu cơ với nghĩa vụ làm tròn bổn phận, trách nhiệm của công dân. Hiểu rõ, hiểu sâu sắc điều này thì cán bộ, đảng viên mới có thể làm cho nhân dân hiểu và dùng đúng quyền dân chủ của mình, qua đó tích cực đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, tham gia bảo vệ Tổ quốc. Bài viết của người đứng đầu Đảng ta gợi mở rất rõ về tính cấp bách phải đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác dân vận trong tình hình hiện nay, khi đất nước ta, dân tộc ta đang đứng trước nhiều thuận lợi, thời cơ song cũng phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta thời gian qua một lần nữa được thế giới đánh giá cao, có phần đóng góp tích cực của công tác dân vận.

Từ thực tiễn xây dựng xã hội do nhân dân làm chủ và trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030: thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân. Và, qua bài viết của đồng chí

Tổng Bí thư càng cho thấy rõ hơn quyết tâm và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa của nước ta. Trong đó và trước hết là phải đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương gắn việc thi đua “Dân vận khéo” với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt chú trọng thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cần đẩy mạnh thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động, quản lý, điều hành; tập trung giải quyết kịp thời bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân. Từng địa phương phải thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đồng thời làm tốt việc lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng; bảo đảm phát huy quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương cần thường xuyên chú trọng giáo dục đạo đức công vụ, trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với phương châm trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân. Đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi cửa quyền, quan liêu, xa dân, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Trần Văn Phương
(Phường Tân Phú, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước)

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/chinhtri/doi-moi-nang-cao-chat-luong-cong-tac-dan-van--647926/